Sáp nhập tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình theo Nghị quyết 60 thành tỉnh tên gì dự kiến?

Sáp nhập tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình theo Nghị quyết 60 thành tỉnh tên gì dự kiến?

Sáp nhập tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình theo Nghị quyết 60 thành tỉnh tên gì dự kiến?

>> Bản đồ tất cả tỉnh xã sáp nhập

>> Kết luận của Bộ Chính trị về sáp nhập 63 tỉnh, sáp nhập xã 2025

Thông tin về sáp nhập tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình theo Nghị quyết 60 thành tỉnh tên gì dự kiến dưới đây:

Ngày 12/04/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII với 12 nội dung quan trọng; kèm theo nghị quyết là danh sách tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, cụ thể các tỉnh lỵ.

Theo đó, tại tiểu mục 4 Mục II Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có nêu về sáp nhập tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình năm 2025 dự kiến như sau:

Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
...
4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.

Như vậy, dự kiến hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.

Sáp nhập tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình theo Nghị quyết 60 thành tỉnh tên gì dự kiến?

Sáp nhập tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình theo Nghị quyết 60 thành tỉnh tên gì dự kiến? (Hình ảnh Internet)

Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp theo Nghị quyết 74 ra sao?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 2 Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025, có nêu nhiệm vụ và giải pháp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp như sau:

(1) Thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã

- Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức Hội nghị triển khai ngay sau Hội nghị quán triệt của Bộ Chính trị (tại Hội nghị này, các bộ, ngành có liên quan trình bày hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp theo phân công của Ban Chỉ đạo tại Quyết định 571/QĐ-TTg năm 2025).

Căn cứ các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình hồ sơ đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp xã (sau đây gọi tắt là hồ sơ đề án) như sau:

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án và tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình ở những ĐVHC cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp; quyết định hình thức và trình tự, thủ tục, thời hạn lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, bảo đảm tiến độ trình Hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC theo yêu cầu tại Kết luận 137-KL/TW và Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025.

+ Sau khi hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, ban hành nghị quyết thông qua chủ trương.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có Tờ trình Chính phủ kèm theo hồ sơ đề án của địa phương (mỗi tỉnh, thành phố xây dựng 01 đề án về sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp xã) gửi Bộ Nội vụ (nội dung hồ sơ đề án theo quy định tại nghị quyết mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025).

- Thẩm định và trình hồ sơ đề án

Sau khi nhận được hồ sơ đề án của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến, Bộ Nội vụ thẩm định, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo tiến độ gửi Hồ sơ đề án của từng địa phương.

(2) Thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh

- Trên cơ sở phân công của Chính phủ, một địa phương được giao chủ trì (cơ quan chủ trì), phối hợp với tỉnh, thành phố cùng sáp nhập (cơ quan phối hợp) xây dựng đề án và lập hồ sơ đề án sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh như sau (trình tự, thủ tục thực hiện đồng thời với lập hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã):

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn ĐVHC cấp tỉnh thực hiện sáp nhập; quyết định hình thức và trình tự, thủ tục, thời hạn lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, bảo đảm tiến độ trình Hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC theo yêu cầu tại Kết luận 137-KL/TW và Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025.

+ Sau khi hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) hoàn thiện hồ sơ đề án gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cùng sáp nhập (cơ quan phối hợp) để thông qua Hội đồng nhân dân các cấp xem xét, biểu quyết về chủ trương. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) tổng hợp báo cáo chung trên cơ sở báo cáo kết quả của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cùng sáp nhập (cơ quan phối hợp).

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) trình Chính phủ kèm theo hồ sơ đề án của địa phương gửi Bộ Nội vụ. (Nội dung hồ sơ đề án theo quy định tại nghị quyết mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025).

- Trình hồ sơ đề án

Sau khi nhận được hồ sơ đề án của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến, Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án của Chính phủ báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội.

Hiện nay, thẩm quyền quyết định sáp nhập tỉnh, xã ra sao?

Căn cứ theo Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định thẩm quyền quyết định sáp nhập tỉnh, xã như sau:

- Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sáp nhập TPHCM: Diện tích TPHCM tăng gấp 3 lần sau khi sáp nhập tỉnh? Giải pháp liên kết Vùng và hợp tác quốc tế sau sáp nhập?
Pháp luật
Danh sách 85 thành phố trực thuộc tỉnh ở Việt Nam trước khi chính thức sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện 2025?
Pháp luật
Bản đồ tất cả tỉnh xã sáp nhập: bản đồ hiện trạng và bản đồ phương án sáp nhập tỉnh xã theo Tờ trình 624 so với Nghị quyết 35?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh: 14 nội dung chủ yếu của quy hoạch tỉnh sau sáp nhập là gì? Thành phần Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh: Danh sách 14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc hiện nay? Định hướng phát triển trung du và miền núi phía Bắc thế nào?
Pháp luật
Tổng diện tích dự kiến sáp nhập Bắc Kạn Thái Nguyên là bao nhiêu? Tỉnh Bắc Kạn Thái Nguyên thuộc phân vùng kinh tế xã hội nào?
Pháp luật
Tổng diện tích dự kiến sáp nhập Lào Cai Yên Bái? Tỉnh Lào Cai Yên Bái thuộc phân vùng kinh tế xã hội nào?
Pháp luật
Có phải đổi sang sổ đỏ mẫu mới khi sáp nhập tỉnh thành không? Điều kiện thực hiện sáp nhập tỉnh thành là gì?
Pháp luật
Hà Nam Ninh Bình Nam Định sáp nhập: Tổng diện tích sau sáp nhập là bao nhiêu? Hà Nam Ninh Bình Nam Định thuộc vùng kinh tế xã hội nào?
Pháp luật
Danh sách 52 tỉnh thành sáp nhập thành 23 tỉnh thành mới (dự kiến)? Sáp nhập nguyên trạng các tỉnh thành để hình thành các tỉnh thành mới?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
44 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập tỉnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập tỉnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào