Điều kiện để Dân quân tự vệ không tham gia BHYT được thanh toán chi phí khám chữa bệnh là gì?
- Điều kiện để Dân quân tự vệ không tham gia BHYT được thanh toán chi phí khám chữa bệnh là gì?
- Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh đối với Dân quân tự vệ không tham gia BHYT có những gì?
- Bao lâu thì Dân quân tự vệ không tham gia BHYT sẽ nhận được kết quả đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh?
Điều kiện để Dân quân tự vệ không tham gia BHYT được thanh toán chi phí khám chữa bệnh là gì?
Căn cứ quy định Nghị định 72/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ.
Tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 72/2020/NĐ-CP về việc bảo đảm kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm y tế nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương như sau:
Điều kiện, mức hưởng, trình tự, thủ tục và cơ quan có trách nhiệm bảo đảm kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm y tế nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương
1. Điều kiện
a) Dân quân tự vệ trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo quyết định điều động, huy động hoặc làm nhiệm vụ theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân, dân y theo quy định;
b) Dân quân tự vệ không được khám bệnh, chữa bệnh nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương khi: cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân hoặc tai nạn do mâu thuẫn của chính bản thân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến thực hiện nhiệm vụ hoặc tai nạn do sử dụng rượu, bia, sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy hoặc chất gây nghiện khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì điều kiện để Dân quân tự vệ không tham gia BHYT được thanh toán chi phí khám chữa bệnh như sau:
- Dân quân tự vệ trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo quyết định điều động, huy động hoặc làm nhiệm vụ theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân, dân y theo quy định;
- Dân quân tự vệ không được khám bệnh, chữa bệnh nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương khi:
+ Cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
+ Tai nạn do mâu thuẫn của chính bản thân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến thực hiện nhiệm vụ;
+ Tai nạn do sử dụng rượu, bia, sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy hoặc chất gây nghiện khác theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để Dân quân tự vệ không tham gia BHYT được thanh toán chi phí khám chữa bệnh là gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh đối với Dân quân tự vệ không tham gia BHYT có những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 72/2020/NĐ-CP, tiểu mục c Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2910/QĐ-BQP năm 2020.
Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh đối với Dân quân tự vệ không tham gia BHYT bao gồm:
- 01 Đơn đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh của dân quân hoặc người đại diện hợp pháp của dân quân (Thực hiện theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 72/2020/NĐ-CP: Tại đây);
- 01 Phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy xuất viện;
- 01 Quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; quyết định điều động hoặc huy động hoặc kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Bao lâu thì Dân quân tự vệ không tham gia BHYT sẽ nhận được kết quả đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh?
Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh đối với Dân quân tự vệ không tham gia BHYT được xác định theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 72/2020/NĐ-CP, tiểu mục d Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2910/QĐ-BQP năm 2020. Cụ thể như sau:
25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, hồ sơ theo quy định. Trong đó:
- 10 ngày làm việc đối với cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh hoặc cơ quan quân sự địa phương cấp huyện, cấp xã. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
- 05 ngày làm việc đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- 10 ngày làm việc đối với Ủy ban nhân dân cấp xã; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện thực hiện chi trả.
Đối với các trường hợp không đủ điều kiện, hóa đơn, giấy tờ theo quy định hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh hoặc cơ quan quân sự địa phương cấp huyện, cấp xã phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?