Có được từ chối nhận hàng hóa cho thuê không phù hợp với hợp đồng không? Cách khắc phụ, thay thế hàng hóa cho thuê không phù hợp là gì?
Có được từ chối nhận hàng hóa cho thuê không phù hợp với hợp đồng không? Chấp nhận hàng hóa cho thuê khi nào?
Tại Điều 269 Luật Thương mại 2005 có giải thích: Cho thuê hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hóa (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê.
Dẫn chiếu đến Điều 276 Luật Thương mại 2005 có quy định về việc từ chối nhận hàng như sau:
Từ chối nhận hàng
1. Bên cho thuê phải dành cho bên thuê một thời gian hợp lý sau khi nhận được hàng hoá để kiểm tra.
2. Bên thuê có quyền từ chối nhận hàng hoá trong các trường hợp sau đây:
a) Bên cho thuê không dành cho bên thuê điều kiện, thời gian hợp lý để kiểm tra hàng hoá;
b) Khi kiểm tra hàng hóa, bên thuê phát hiện thấy hàng hoá không phù hợp với hợp đồng.
Như vậy bên cho thuê phải dành cho bên thuê thời gian hợp lý để kiểm tra hàng hóa sau khi nhận. Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì bên thuê có thể từ chối nhận hàng hóa.
Lưu ý: Tại Điều 278 Luật Thương mại 2005 có quy định, bên thuê được coi là đã chấp nhận hàng hoá cho thuê sau khi bên thuê có cơ hội hợp lý để kiểm tra hàng hoá cho thuê và thực hiện một trong các hành vi sau đây:
- Không từ chối hàng hoá cho thuê;
- Xác nhận sự phù hợp của hàng hoá cho thuê với thoả thuận trong hợp đồng;
- Xác nhận việc sẽ nhận hàng hoá đó, dù không phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng.
>>> Trường hợp bên thuê phát hiện ra sự không phù hợp với hợp đồng của hàng hóa sau khi đã chấp nhận hàng hóa mà sự không phù hợp đó có thể được xác định thông qua việc kiểm tra một cách hợp lý trước khi chấp nhận hàng hóa thì bên thuê không được dựa vào sự không phù hợp đó để trả lại hàng.
Có được từ chối nhận hàng hóa cho thuê không phù hợp với hợp đồng không? Chấp nhận hàng hóa cho thuê khi nào? (Hình từ Internet)
Khi nào thì hàng hóa cho thuê được coi là không phù hợp với hợp đồng?
Tại Điều 275 Luật Thương mại 2005 có quy định về các xác định những hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng, cụ thể như sau:
Hàng hoá cho thuê không phù hợp với hợp đồng
Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;
2. Không phù hợp với mục đích cụ thể mà bên thuê đã cho bên cho thuê biết hoặc bên cho thuê phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
3. Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng mà bên cho thuê đã giao cho bên thuê.
Như vậy, trường hợp các bên không có thỏa thuận cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;
- Không phù hợp với mục đích cụ thể mà bên thuê đã cho bên cho thuê biết hoặc bên cho thuê phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
- Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng mà bên cho thuê đã giao cho bên thuê.
Cách khắc phụ, thay thế hàng hóa cho thuê không phù hợp là gì?
Theo Điều 277 Luật Thương mại 2005 thì cách khắc phục, thay thế hàng hóa cho thuê khi không phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:
Khắc phục, thay thế hàng hoá cho thuê không phù hợp với hợp đồng
1. Trong trường hợp bên thuê từ chối nhận hàng hoá cho thuê do không phù hợp với hợp đồng, nếu thời hạn thực hiện việc giao hàng vẫn còn thì bên cho thuê có thể thông báo ngay cho bên thuê về việc khắc phục hoặc thay thế hàng hoá và thực hiện việc khắc phục hoặc thay thế hàng hoá đó trong khoảng thời gian còn lại.
2. Khi bên cho thuê thực hiện việc khắc phục quy định tại khoản 1 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê khắc phục bất lợi hoặc trả chi phí phát sinh đó.
Theo đó, trong trường hợp bên thuê từ chối nhận hàng hoá cho thuê do không phù hợp với hợp đồng, nếu thời hạn thực hiện việc giao hàng vẫn còn thì bên cho thuê có thể thông báo ngay cho bên thuê về việc khắc phục hoặc thay thế hàng hoá và thực hiện việc khắc phục hoặc thay thế hàng hoá đó trong khoảng thời gian còn lại.
Lưu ý: Khi bên cho thuê thực hiện việc khắc phục theo quy định nêu trên mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê khắc phục bất lợi hoặc trả chi phí phát sinh đó.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Theo Quyết định 171, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có tư cách pháp nhân không? Giám đốc Học viện do ai quyết định?
- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được chuyển về nước tiền lương, tiền công không?
- Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể thuộc cơ quan nào? Đơn vị sự nghiệp công lập nào trực thuộc Cục?
- Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán được quy định như thế nào?
- Nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Điện Biên Phủ là gì? Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ được quy định tổ chức như thế nào?