Chuyển giao cho cấp xã thực hiện quản lý giáo dục đối với các trường từ mầm non đến trung học cơ sở theo Kết luận 137-KL/TW?
Chuyển giao cho cấp xã thực hiện quản lý giáo dục đối với các trường từ mầm non đến trung học cơ sở theo Kết luận 137-KL/TW?
Ngày 08/4/2025, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn 1581/BGDĐT-GDPT bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập tại các đơn vị hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
>>> Tải về Công văn 1581/BGDĐT-GDPT năm 2025
Cụ thể, tại Mục 3 Công văn 1581/BGDĐT-GDPT năm 2025 có nêu rõ như sau:
Tổ chức thực hiện
- Thực hiện giữ nguyên các đơn vị sự nghiệp giáo dục và chuyển giao cho chính quyền cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non theo Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ban hành văn bản hướng dẫn nội dung quản lý nhà nước về giáo dục do cấp huyện đang quản lý chuyển cho các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và UBND cấp xã khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại chính quyền địa phương 02 cấp theo phụ lục đính kèm.
- Chỉ đạo Sở GDĐT tổ chức Hội nghị triển khai trong toàn ngành giáo dục để quán triệt và tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục ngay sau khi thực hiện chính quyền địa phương 02 cấp; thành lập các tổ công tác để thường xuyên, liên tục tiếp nhận thông tin, tư vấn, giải quyết các nội dung phát sinh trong thực tiễn triển khai, hướng dẫn thực hiện và báo cáo kịp thời đến đến cơ quan cấp trên đối với các nội dung vượt thẩm quyền quản lí.
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến về các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và hướng dẫn của Bộ GDĐT trong việc đảm bảo chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 02 cấp để người dân, doanh nghiệp biết, thực hiện. Đồng thời, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc việc thanh tra, kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đang tham gia vào các hoạt động giáo dục, đào tạo ở địa phương để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những vướng mắc, sai phạm (nếu có).
Bộ GDĐT đề nghị UBND cấp tỉnh triển khai thực hiện theo thẩm quyền, trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo kịp thời về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Phổ thông, địa chỉ số 35 Đại Cồ Việt, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội) để phối hợp giải quyết.
Trước đó, tại Kết luận 137-KL/TW năm 2025, Bộ Chính trị cũng đã chỉ đạo tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
Về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
...
5.2. Tổ chức chính quyền địa phương cấp xã
...
(5) Về tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập
- Giữ nguyên các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế và thực hiện chuyển giao cho chính quyền cấp xã quản lý các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non, trạm y tế của đơn vị cơ sở mới để bảo đảm công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân ngay tại cơ sở và bảo đảm đủ trường, lớp cho học sinh trên địa bàn cơ sở. Đối với trung tâm y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hiện nay sẽ chuyển về Sở Y tế quản lý để tổ chức cung ứng dịch vụ theo khu vực liên xã, phường.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp khác, giao Đảng uỷ Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tinh gọn đầu mối, bảo đảm cung ứng nhiều dịch vụ công cơ bản, thiết yếu trên địa bàn đơn vị hành chính cấp xã, liên xã.
Theo nội dung trên, thực hiện giữ nguyên các đơn vị sự nghiệp giáo dục và chuyển giao cho cấp xã thực hiện quản lý giáo dục đối với các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non theo Kết luận 137-KL/TW năm 2025.
*Trên đây là Chuyển giao cho cấp xã thực hiện quản lý giáo dục đối với các trường từ mầm non đến trung học cơ sở theo Kết luận 137-KL/TW?
Chuyển giao cho cấp xã thực hiện quản lý giáo dục đối với các trường từ mầm non đến trung học cơ sở theo Kết luận 137-KL/TW? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 2 Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025, có nêu nhiệm vụ và giải pháp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp như sau:
(1) Thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã
- Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức Hội nghị triển khai ngay sau Hội nghị quán triệt của Bộ Chính trị (tại Hội nghị này, các bộ, ngành có liên quan trình bày hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp theo phân công của Ban Chỉ đạo tại Quyết định 571/QĐ-TTg năm 2025).
Căn cứ các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình hồ sơ đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp xã (sau đây gọi tắt là hồ sơ đề án) như sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án và tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình ở những ĐVHC cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp; quyết định hình thức và trình tự, thủ tục, thời hạn lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, bảo đảm tiến độ trình Hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC theo yêu cầu tại Kết luận 137-KL/TW và Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025.
+ Sau khi hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, ban hành nghị quyết thông qua chủ trương.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có Tờ trình Chính phủ kèm theo hồ sơ đề án của địa phương (mỗi tỉnh, thành phố xây dựng 01 đề án về sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp xã) gửi Bộ Nội vụ (nội dung hồ sơ đề án theo quy định tại nghị quyết mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025).
- Thẩm định và trình hồ sơ đề án
Sau khi nhận được hồ sơ đề án của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến, Bộ Nội vụ thẩm định, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo tiến độ gửi Hồ sơ đề án của từng địa phương.
(2) Thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh
- Trên cơ sở phân công của Chính phủ, một địa phương được giao chủ trì (cơ quan chủ trì), phối hợp với tỉnh, thành phố cùng sáp nhập (cơ quan phối hợp) xây dựng đề án và lập hồ sơ đề án sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh như sau (trình tự, thủ tục thực hiện đồng thời với lập hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã):
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn ĐVHC cấp tỉnh thực hiện sáp nhập; quyết định hình thức và trình tự, thủ tục, thời hạn lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, bảo đảm tiến độ trình Hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC theo yêu cầu tại Kết luận 137-KL/TW và Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025.
+ Sau khi hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) hoàn thiện hồ sơ đề án gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cùng sáp nhập (cơ quan phối hợp) để thông qua Hội đồng nhân dân các cấp xem xét, biểu quyết về chủ trương. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) tổng hợp báo cáo chung trên cơ sở báo cáo kết quả của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cùng sáp nhập (cơ quan phối hợp).
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) trình Chính phủ kèm theo hồ sơ đề án của địa phương gửi Bộ Nội vụ. (Nội dung hồ sơ đề án theo quy định tại nghị quyết mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025).
- Trình hồ sơ đề án
Sau khi nhận được hồ sơ đề án của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến, Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án của Chính phủ báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội.
Nhà nước đầu tư cho giáo dục như thế nào?
Căn cứ tại Điều 17 Luật Giáo dục 2019, Nhà nước đầu tư cho giáo dục như sau:
- Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp.
Nhà nước khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.
- Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách sáp nhập tỉnh thành 2025 theo Nghị quyết 60 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có tên, trụ sở ra sao?
- Điều kiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 2? Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng 2?
- Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính thế nào?
- Cục Việc làm thuộc Bộ Nội vụ có tư cách pháp nhân không? Tên giao dịch quốc tế của Cục Việc làm là gì?
- Kết quả đấu giá biển số xe được thông báo cho người tham gia đấu giá biển số xe thông qua hình thức nào?