Thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính năm 2025 tại cấp trung ương?
Thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính năm 2025 tại cấp trung ương?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục I Phần II Quyết định 319/QĐ-BNV năm 2025 quy định về thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính năm 2025 tại cấp trung ương như sau:
(1) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Cơ quan chủ trì (Bộ Nội vụ, UBND cấp tỉnh) xây dựng Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, lấy ý kiến của Nhân dân là cử tri ở đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
- Bước 2: Sau khi lấy ý kiến cử tri về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, nếu có trên năm mươi phần trăm tổng số cử tri trên địa bàn tán thành thì cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính, có liên quan để lấy ý kiến.
- Bước 3: Trên cơ sở ý kiến của cử tri địa phương, dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do cơ quan chịu trách nhiệm gửi đến, Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh có liên quan thảo luận, biểu quyết về việc tán thành hoặc không tán thành chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính theo trình tự từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh.
- Bước 4: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về việc tán thành hoặc không tán thành chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được gửi đến Hội đồng nhân dân cấp huyện; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện được gửi đến Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được gửi đến Bộ Nội vụ để tổng hợp chung, báo cáo Chính phủ và cấp có thẩm quyền quyết định.
- Bước 5: Ủy ban pháp luật của Quốc hội thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh để báo cáo Quốc hội; Thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
(2) Cách thức thực hiện
- Qua dịch vụ bưu chính;
- Trực tuyến;
- Trực tiếp
Thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính năm 2025 tại cấp trung ương? (Hình ảnh Internet)
Hồ sơ thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính năm 2025 tại cấp trung ương?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục I Phần II Quyết định 319/QĐ-BNV năm 2025 quy định về thành phần, số lượng hồ sơ thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính năm 2025 tại cấp trung ương như sau:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
+ Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
+ Báo cáo đánh giá tác động của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
+ Báo cáo tổng hợp ý kiến của cử tri và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
+ Các hồ sơ, tài liệu, bảng biểu, bản đồ có liên quan khác.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Yêu cầu, điều kiện của thủ tục hành chính như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục I Phần II Quyết định 319/QĐ-BNV năm 2025 quy định về yêu cầu, điều kiện của thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính năm 2025 tại cấp trung ương như sau:
- Khuyến khích việc nhập các đơn vị hành chính cùng cấp. Thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính không đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
- Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp cần thiết và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính, các định hướng quy hoạch, chương trình phát triển đô thị và quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan đã được cấp có thẩm quyền;
+ Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
+ Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống,
văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
+ Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải căn cứ vào tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo.
- Việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia;
+ Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.
+ Chính phủ trình Ủy ban thường vụ, Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hiến pháp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1 7 2025 theo nội dung thống nhất tại Nghị quyết 60 NQ TW?
- Định hướng Hưng Yên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định 489 đúng hay không?
- Phổ điểm Đánh giá năng lực HCM 2025 đợt 1? Chi tiết phổ điểm Đánh giá năng lực HCM 2025 đợt 1 ra sao?
- Sáp nhập TP Hải Phòng và tỉnh Hải Dương tên gọi chi tiết dự kiến năm 2025? Hợp nhất TP Hải Phòng và tỉnh Hải Dương lấy tên là gì theo Nghị quyết 60?
- Các trường lấy điểm thi đánh giá năng lực 2025? Điểm thi đánh giá năng lực xét ở đâu? Kỳ thi đánh giá năng lực 2025?