Chính thức bỏ cấp huyện khi nào? Sẽ kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện trước 30/6/2025?
- Chính thức bỏ cấp huyện khi nào? Sẽ kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện trước 30/6/2025?
- Chế độ, chính sách tiền lương của CBCCVC sau sắp xếp ĐVHC dự kiến được bảo lưu trong bao lâu?
- Cán bộ công chức cấp huyện, tỉnh được điều động, luân chuyển về làm cán bộ công chức cấp xã thì hưởng lương thế nào?
Chính thức bỏ cấp huyện khi nào? Sẽ kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện trước 30/6/2025?
Nóng: Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 có tên gọi, trụ sở
>> Phương án và kết quả các tỉnh sáp nhập với nhau 2025
Ngày 07/4/2025, Chính phủ có Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Kế hoạch).
Tại tiết a tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 nêu rõ việc chính thức bỏ cấp huyện như sau:
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật và văn bản hướng dẫn làm cơ sở cho việc sắp xếp ĐVHC và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp
a) Đối với các bộ, ngành trung ương
- Nhiệm vụ chung:
+ Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bộ, ngành trung ương chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến sắp xếp ĐVHC, kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, bảo đảm sau sắp xếp ĐVHC, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đi vào hoạt động thông suốt, không gián đoạn, không có khoảng trống pháp lý. Đồng thời, hướng dẫn giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện liên quan đến công việc của bộ, ngành trung ương.
+ Rà soát nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền, thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình và các nội dung có thể phân cấp từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xuống chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã. Trên cơ sở đó, chủ động ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất, báo cáo Chính phủ ban hành văn bản đối với các quy định khác luật, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
...
Đồng thời, tại Mục I Phụ lục Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 chỉ đạo thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp có nêu thời điểm chính thức bỏ cấp huyện như sau:
Hoàn thiện chính sách, pháp luật làm cơ sở cho việc sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp
...
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bộ, ngành trung ương chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến sắp xếp ĐVHC, kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, bảo đảm sau sắp xếp ĐVHC, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp đi vào hoạt động thông suốt, không gián đoạn, không có khoảng trống pháp lý
Theo đó, Chính phủ chỉ đạo sẽ kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trước ngày 30/6/2025. Như vậy, sẽ chính thức bỏ cấp huyện từ ngày 01/7/2025.
Chính thức bỏ cấp huyện khi nào? Sẽ kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện trước 30/6/2025? (Hình từ Internet)
Chế độ, chính sách tiền lương của CBCCVC sau sắp xếp ĐVHC dự kiến được bảo lưu trong bao lâu?
Tại khoản 4 Điều 13 dự thảo Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính Tải về nêu rõ chế độ, chính sách tiền lương của CBCCVC sau sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện 2025 dự kiến được bảo lưu như sau:
Số lượng lãnh đạo, quản lý và số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính, bảo đảm tỉnh giản gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với thực tiễn của địa phương.
2. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức có mặt tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh trước sắp xếp. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức có mặt tại các đơn vị hành chính cấp xã trước sắp xếp và số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện được bố trí xuống làm việc tại đơn vị hành chính cấp xã mới.
3. Số lượng lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC cấp tỉnh mới sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số lãnh đạo, quản lý có mặt của các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC cấp tỉnh trước sắp xếp. Số lượng lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC cấp xã mới thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Chậm nhất sau 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có hiệu lực thi hành, số lượng lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, tổ chức ở đơn vị hành chính sau sắp xếp cơ bản theo quy định.
4. Bảo lưu chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) hiện hưởng của cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được bố trí làm việc tại ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã mới trong thời gian 06 tháng. Sau thời hạn bảo lưu, thực hiện chế độ, chính sách và phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật.
5. Căn cứ quy định của Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời
thực hiện các chế độ, chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính bảo đảm đúng đối tượng và quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính.
Như vậy, dự kiến chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) hiện hưởng của CBCCVC sau sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện 2025 được bảo lưu trong 6 tháng.
Cán bộ công chức cấp huyện, tỉnh được điều động, luân chuyển về làm cán bộ công chức cấp xã thì hưởng lương thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 38 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
...
3. Trường hợp cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị từ cấp huyện trở lên được điều động, luân chuyển, biệt phái về làm cán bộ, công chức cấp xã thì tiếp tục được thực hiện việc xếp lương, nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trường hợp cán bộ công chức làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị từ cấp huyện trở lên được điều động, luân chuyển, biệt phái về làm cán bộ, công chức cấp xã thì tiếp tục được thực hiện việc xếp lương, nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sáp nhập tỉnh 2025: Danh sách 11 tỉnh thành không thực hiện sáp nhập theo Nghị quyết 60-NQ/TW?
- Rà soát, điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu, xác định số lượng giáo viên còn thiếu từ năm học 2026-2027?
- Sáp nhập tỉnh Lào Cai và Yên Bái năm 2025 tên gọi dự kiến chi tiết? Hợp nhất tỉnh Lào Cai và Yên Bái lấy tên là gì theo Nghị quyết 60?
- Đối tượng nào được áp dụng giảm tiền thuê đất năm 2024? Mức giảm tiền thuê đất bao nhiêu theo Nghị định 87?
- Tổng hợp mức thuế tuyệt đối được quy định tại đâu? Hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ thời điểm tính thuế là khi nào?