Chính thức thông qua số lượng các đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh thành phố mới theo Nghị quyết 126 ra sao?

Chính thức thông qua số lượng các đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh thành phố mới theo Nghị quyết 126 ra sao?

Chính thức thông qua số lượng các đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh thành phố mới theo Nghị quyết 126 ra sao?

Căn cứ tại Nghị quyết 126/NQ-CP năm 2025 chính thức thông qua số lượng các đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh thành phố mới chi tiết như sau:

Nghị quyết 126/NQ-CP: TẢI VỀ

Danh sách số lượng các đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh thành phố mới theo Nghị quyết 126

STT

TÊN TỈNH

SỐ LƯỢNG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

1

Tỉnh Tuyên Quang

Ủy ban Nhân dân các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang xây dựng tổng số 111 phương án sắp xếp 317 đơn vị hành chính cấp xã (283 xã, 15 phường và 19 thị trấn) để hình thành 111 đơn vị hành chính cấp xã mới (7 phường, 104 xã), giảm 206 đơn vị.

2

Tỉnh Lào Cai

Ủy ban Nhân dân các tỉnh Lào Cai, Yên Bái xây dựng tổng số 91 phương án sắp xếp 311 đơn vị hành chính cấp xã (264 xã, 28 phường, 19 thị trấn) để hình thành 91 đơn vị hành chính cấp xã mới (10 phường, 81 xã) thuộc tỉnh Lào Cai mới, giảm 220 đơn vị.

3

Tỉnh Thái Nguyên

Ủy ban Nhân dân các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn xây dựng tổng số 90 phương án sắp xếp 278 đơn vị hành chính cấp xã (214 xã, 47 phường và 17 thị trấn) để hình thành 90 đơn vị hành chính cấp xã mới (75 xã, 15 phường), giảm 188 đơn vị hành chính cấp xã.

4

Tỉnh Phú Thọ

Ủy ban Nhân dân các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình xây dựng tổng số 146 phương án sắp xếp 477 đơn vị hành chính cấp xã (395 xã, 42 phường và 40 thị trấn) để hình thành 146 đơn vị hành chính cấp xã mới (131 xã và 15 phường), giảm 331 đơn vị.

5

Tỉnh Bắc Ninh

Ủy ban Nhân dân các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang xây dựng tổng số 98 phương án sắp xếp 312 đơn vị hành chính cấp xã (208 xã, 85 phường và 19 thị trấn) để hình thành 98 đơn vị hành chính cấp xã mới (33 phường, 65 xã), giảm 214 đơn vị.

6

Tỉnh Hưng Yên

Ủy ban Nhân dân các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình xây dựng tổng số 104 phương án sắp xếp 381 đơn vị hành chính cấp xã (341 xã, 23 phường và 17 thị trấn) để hình thành 104 đơn vị hành chính cấp xã mới (93 xã, 11 phường), giảm 277 đơn vị.

7

TP Hải Phòng

Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương xây dựng tổng số 114 phương án sắp xếp 374 đơn vị hành chính cấp xã (232 xã, 125 phường, 17 thị trấn) để hình thành 114 đơn vị hành chính cấp xã mới (67 xã, 45 phường và 2 đặc khu), giảm 260 đơn vị.

8

Tỉnh Ninh Bình

Ủy ban Nhân dân các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình xây dựng tổng số 129 phương án sắp xếp 398 đơn vị hành chính cấp xã (312 xã, 61 phường, 25 thị trấn) để hình thành 129 đơn vị hành chính cấp xã mới (97 xã và 32 phường), giảm 269 đơn vị.

9

Tỉnh Quảng Trị

Ủy ban Nhân dân các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị xây dựng 77 phương án sắp xếp 263 đơn vị hành chính cấp xã (216 xã, 28 phường, 19 thị trấn) để hình thành 77 đơn vị hành chính cấp xã mới (68 xã, 8 phường, 1 đặc khu), giảm 186 đơn vị.

10

TP Đà Nẵng

Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam xây dựng tổng số 92 phương án sắp xếp 278 đơn vị hành chính cấp xã (65 phường, 199 xã, 14 thị trấn) để hình thành 92 đơn vị hành chính cấp xã mới (23 phường, 68 xã, 1 đặc khu), giảm 186 đơn vị.

11

Tỉnh Quảng Ngãi

Ủy ban Nhân dân các tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum xây dựng tổng số 91 phương án sắp xếp 267 đơn vị hành chính cấp xã (224 xã, 27 phường và 16 thị trấn) để hình thành 91 đơn vị hành chính cấp xã mới (81 xã, 9 phường và 1 đặc khu), giảm 176 đơn vị.

12

Tỉnh Gia Lai

Ủy ban Nhân dân các tỉnh Bình Định, Gia Lai xây dựng tổng số 126 phương án sắp xếp 364 đơn vị hành chính cấp xã (286 xã, 52 phường, 26 thị trấn) để hình thành 126 đơn vị hành chính cấp xã mới (101 xã, 25 phường), giảm 238 đơn vị.

13

Tỉnh Khánh Hoà

Ủy ban Nhân dân các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận xây dựng tổng số 65 phương án sắp xếp 194 đơn vị hành chính cấp xã(143 xã, 42 phường, 9 thị trấn) để hình thành 65 đơn vị hành chính cấp xã mới (48 xã, 16 phường, 1 đặc khu), giảm 129 đơn vị.

14

Tỉnh Lâm Đồng

Ủy ban Nhân dân các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận xây dựng tổng số 120 phương án sắp xếp 325 đơn vị hành chính cấp xã (255 xã, 40 phường, 30 thị trấn) để hình thành 120 đơn vị hành chính cấp xã mới (103 xã, 20 phường, 1 đặc khu), giảm 205 đơn vị hành chính cấp xã.

15

Tỉnh Đắk Lắk

Ủy ban Nhân dân các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên xây dựng tổng số 95 phương án sắp xếp 279 đơn vị hành chính cấp xã (224 xã, 36 phường và 19 thị trấn) để hình thành 95 đơn vị hành chính cấp xã mới (81 xã, 14 phường), giảm 184 đơn vị.

16

TP Hồ Chí Minh

Ủy ban Nhân dân các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng 163 phương án sắp xếp 436 đơn vị hành chính cấp xã (127 xã, 292 phường, 17 thị trấn) để hình thành 163 đơn vị hành chính cấp xã mới (112 phường, 50 xã và 1 đặc khu), giảm 273 đơn vị.

17

Tỉnh Đồng Nai

Ủy ban Nhân dân các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước xây dựng tổng số 88 phương án sắp xếp 263 đơn vị (198 xã, 51 phường và 14 thị trấn) để hình thành 88 đơn vị hành chính cấp xã mới (21 phường, 67 xã), giảm 175 đơn vị.

18

Tỉnh Tây Ninh

Ủy ban Nhân dân các tỉnh Long An, Tây Ninh xây dựng tổng số 96 phương án sắp xếp 280 đơn vị (231 xã, 28 phường, 21 thị trấn) để hình thành 96 đơn vị hành chính cấp xã mới (82 xã, 14 phường), giảm 184 đơn vị.

19

TP Cần Thơ

Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng xây dựng tổng số 95 phương án sắp xếp 255 đơn vị hành chính cấp xã (160 xã, 67 phường, 28 thị trấn) để hình thành 95 đơn vị hành chính cấp xã mới (65 xã, 30 phường), giảm 160 đơn vị.

20

Tỉnh Vĩnh Long

Ủy ban Nhân dân các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long xây dựng tổng số 120 phương án sắp xếp 350 đơn vị hành chính cấp xã (296 xã, 28 phường, 26 thị trấn) để hình thành 120 đơn vị hành chính cấp xã mới (101 xã, 19 phường), giảm 230 đơn vị hành chính cấp xã.

21

Tỉnh Đồng Tháp

Ủy ban Nhân dân các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp xây dựng tổng số 102 phương án sắp xếp 305 đơn vị hành chính cấp xã (249 xã, 39 phường và 17 thị trấn) để hình thành 102 đơn vị hành chính cấp xã mới (82 xã và 20 phường), giảm 203 đơn vị hành chính cấp xã.

22

Tỉnh Cà Mau

Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu xây dựng tổng số 63 phương án sắp xếp 163 đơn vị hành chính cấp xã (130 xã, 19 phường, 14 thị trấn) để hình thành 63 đơn vị hành chính cấp xã mới, giảm 100 đơn vị.

23

Tỉnh An Giang

Ủy ban Nhân dân các tỉnh An Giang và Kiên Giang xây dựng tổng số 96 phương án sắp xếp 292 đơn vị hành chính cấp xã (220 xã, 44 phường, 28 thị trấn) để hình thành 96 đơn vị hành chính cấp xã mới (79 xã, 14 phường, 3 đặc khu), giảm 196 đơn vị hành chính cấp xã.

24

TP Hà Nội

Xây dựng 126 phương án sắp xếp 526 đơn vị hành chính cấp xã (345 xã, 160 phường, 21 thị trấn) để hình thành 126 đơn vị hành chính cấp xã mới (75 xã, 51 phường), giảm 400 đơn vị.

25

TP Huế

Xây dựng 39 phương án sắp xếp 132 đơn vị hành chính cấp xã (78 xã, 47 phường, 7 thị trấn) để hình thành 39 đơn vị hành chính cấp xã mới (19 xã, 20 phường), giảm 93 đơn vị.

26

Tỉnh Lai Châu

Xây dựng 36 phương án sắp xếp 104 đơn vị hành chính cấp xã (92 xã, 5 phường, 7 thị trấn) để hình thành 36 đơn vị hành chính cấp xã mới (34 xã, 2 phường), giảm 68 đơn vị.

27

Tỉnh Điện Biên

Xây dựng 45 phương án sắp xếp 129 đơn vị hành chính cấp xã (115 xã, 9 phường, 5 thị trấn) để hình thành 45 đơn vị hành chính cấp xã mới (42 xã, 3 phường), giảm 84 đơn vị.

28

Tỉnh Sơn La

Xây dựng 68 phương án sắp xếp 193 đơn vị hành chính cấp xã (170 xã, 15 phường, 8 thị trấn) để hình thành 68 đơn vị hành chính cấp xã mới (60 xã, 8 phường), giảm 125 đơn vị.

29

Tỉnh Lạng Sơn

Xây dựng 65 phương án sắp xếp 194 đơn vị hành chính cấp xã (175 xã, 5 phường, 14 thị trấn) để hình thành 65 đơn vị hành chính cấp xã mới (61 xã, 4 phường), giảm 129 đơn vị.

30

Tỉnh Quảng Ninh

Xây dựng 53 phương án sắp xếp 170 đơn vị hành chính cấp xã (90 xã, 73 phường, 7 thị trấn) để hình thành 53 đơn vị hành chính cấp xã mới (30 phường, 21 xã và 2 đặc khu), giảm 117 đơn vị.

31

Tỉnh Thanh Hoá

Xây dựng 145 phương án sắp xếp 526 đơn vị hành chính cấp xã (63 phường, 32 thị trấn, 431 xã) để hình thành 145 đơn vị hành chính cấp xã mới (126 xã, 19 phường), giảm 381 đơn vị.

32

Tỉnh Nghệ An

Xây dựng 121 phương án sắp xếp 403 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 121 đơn vị hành chính cấp xã mới (110 xã, 11 phường), giảm 282 đơn vị.

33

Tỉnh Hà Tĩnh

Xây dựng 67 phương án sắp xếp 207 đơn vị hành chính cấp xã (168 xã, 25 phường, 14 thị trấn) để hình thành 67 đơn vị hành chính cấp xã mới (58 xã, 9 phường), giảm 140 đơn vị.

34

Tỉnh Cao Bằng

Xây dựng 56 phương án sắp xếp 161 đơn vị hành chính cấp xã (139 xã, 8 phường, 14 thị trấn) để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới (53 xã, 3 phường), giảm 105 đơn vị.

*Trên đây là danh sách số lượng các đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh thành phố mới theo Nghị quyết 126!

Chính thức thông qua số lượng các đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh thành phố mới theo Nghị quyết 126 ra sao?

Chính thức thông qua số lượng các đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh thành phố mới theo Nghị quyết 126 ra sao? (Hình ảnh Internet)

Sơ đồ bộ máy cấp xã sau khi bỏ cấp huyện chính thức hoạt động từ ngày 15/8/2025 thế nào?

Căn cứ theo khoản 7 Điều 10 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 nêu rõ thời gian hoạt động của bộ máy cấp xã sau khi bỏ cấp huyện và bộ máy cấp tỉnh như sau:

Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính
...
7. Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15 tháng 8 năm 2025.
Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15 tháng 9 năm 2025.
Kể từ ngày nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã có hiệu lực thi hành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở các đơn vị hành chính trước sắp xếp tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính sau sắp xếp chính thức hoạt động.

Theo đó, sơ đồ bộ máy cấp xã sau khi bỏ cấp huyện chính thức hoạt động chậm nhất là ngày 15/8/2025.

Số lượng cán bộ công chức cấp xã theo Nghị định 33 ra sao?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định số lượng cán bộ công chức cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau:

(1) Số lượng cán bộ công chức cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau:

- Đối với phường: Loại I là 23 người; loại II là 21 người; loại III là 19 người;

- Đối với xã, thị trấn: Loại I là 22 người; loại II là 20 người; loại III là 18 người.

(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ số lượng đơn vị hành chính cấp xã có quy mô dân số, diện tích tự nhiên lớn hơn so với tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính để tính số lượng công chức ở cấp xã tăng thêm như sau:

- Phường thuộc quận cứ tăng thêm đủ 1/3 (một phần ba) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 công chức. Các đơn vị hành chính cấp xã còn lại cứ tăng thêm đủ 1/2 (một phần hai) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 công chức;

- Ngoài việc tăng thêm công chức theo quy mô dân số quy định tại điểm a khoản này thì đơn vị hành chính cấp xã cứ tăng thêm đủ 100% mức quy định về diện tích tự nhiên được tăng thêm 01 công chức.

(3) Quy mô dân số (bao gồm dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi) và diện tích tự nhiên tính đến ngày 31 tháng 12 hàng năm để xác định số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại (2) thực hiện theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

Trường hợp ở đơn vị hành chính cấp xã tính đến ngày 31 tháng 12 hàng năm có thay đổi về quy mô dân số, diện tích tự nhiên quy định tại (2) hoặc có thay đổi về loại đơn vị hành chính thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, điều chỉnh tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã (tính cho cả đơn vị hành chính cấp tỉnh) bảo đảm theo đúng quy định.

(4) Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định số lượng cán bộ, công chức cấp xã đối với từng đơn vị hành chính cấp huyện thuộc phạm vi quản lý cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, nhưng phải bảo đảm tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã thuộc các đơn vị hành chính cấp huyện không vượt quá tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã tính cho cả đơn vị hành chính cấp tỉnh theo quy định tại (1), (2).

(5) Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định số lượng cụ thể cán bộ, công chức ở từng đơn vị hành chính cấp xã và bố trí số lượng công chức của từng chức danh công chức cấp xã thuộc phạm vi quản lý cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng đơn vị hành chính cấp xã.

Số lượng cán bộ, công chức ở từng đơn vị hành chính cấp xã có thể thấp hơn mức của cấp xã loại III hoặc có thể cao hơn mức của cấp xã loại I tại (1), nhưng phải bảo đảm không vượt quá tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã của cả đơn vị hành chính cấp huyện được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giao.

(6) Số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Điều này bao gồm cả người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động được bầu giữ chức vụ cán bộ cấp xã và cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.

Trường hợp luân chuyển về đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện theo quy định của Chính phủ về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Danh sách 34 bí thư tỉnh thành mới sau sáp nhập sẽ được thông báo chủ trương dự kiến nhân sự?
Pháp luật
Toàn văn Nghị quyết 125/NQ-CP và Nghị quyết 126/NQ-CP PDF thông qua Đề án sáp nhập tỉnh, xã năm 2025 thế nào?
Pháp luật
Chính thức thông qua số lượng các đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh thành phố mới theo Nghị quyết 126 ra sao?
Pháp luật
CBCC được bảo lưu 6 tháng tiền lương và phụ cấp chức vụ sau sáp nhập tỉnh xã theo Quyết định 759?
Pháp luật
Sau sáp nhập tỉnh thành 2025: Còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương dự kiến đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Chính thức hoàn thành đề án sáp nhập còn 34 tỉnh thành 2025? Giảm 29 tỉnh và 6714 xã (dự kiến)?
Pháp luật
Sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam 2025 ở địa phương sau khi sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện ra sao? Mô hình chính quyền 2 cấp thế nào?
Pháp luật
Bản đồ 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 được thành lập mới khi nào? Bản đồ Việt Nam sau sáp nhập tỉnh thành 2025 khi nào được lập mới?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh người dân có phải đổi thẻ Căn cước mới? Bao nhiêu tuổi phải cấp đổi thẻ căn cước?
Pháp luật
Chính thức không tổ chức BHXH cấp huyện sau sáp nhập tỉnh thành theo Nghị quyết 08 2025? BHXH cấp huyện sẽ ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
25 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập tỉnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập tỉnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào