Lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 4 cuối học kỳ 2 theo Thông tư 27? Mẫu lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 4 cuối kỳ 2 ra sao?
Lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 4 cuối học kỳ 2 theo Thông tư 27? Mẫu lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 4 cuối kỳ 2 ra sao?
Dưới đây là mẫu lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 2 dành cho bạn đọc tham khảo.
Nhận xét về sự tiến bộ Em đọc văn bản trôi chảy, lưu loát. Em đã biết cách đánh giá nội dung, nghệ thuật văn bản. Em đã viết được văn miêu tả, văn biểu cảm. Em làm bài viết văn miêu tả có tiến bộ. Em đã hiểu được yêu cầu của văn bản. |
Nhận xét về tích cực và khích lệ Em viết đúng chính tả, cần cải thiện chữ viết nhiều hơn. Em biết cách sử dụng từ ngữ khi viết văn. Em sử dụng đa dạng từ ngữ khi viết văn. Em diễn đạt từ ngữ chính xác và sinh động. Em đọc khá lưu loát và nắm vững kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4. Đọc, viết đúng yêu cầu cần đạt nhưng còn chậm. Em cần cố gắng thêm. |
Nhận xét khen ngợi tinh thần trách nhiệm Em làm bài kỹ càng, có sáng tạo. Em đã cải thiện lỗi sai chính tả, lắng nghe góp ý từ cô/thầy. Em làm có khả năng tư duy khi viết bài, cần phát huy thêm. Em hoàn thành các yêu cầu học tập đầy đủ và đúng tiến độ. |
Nhận xét về kỹ năng sáng tạo và giải quyết vấn đề Em biết cách sử dụng từ ngữ đa dạng. Em biết vận dụng các phép liên kết câu khi viết bài. Em biết cách vận dụng thao tác lập luận khi viết bài. Em có nhiều sáng tạo trong bài văn, cần luyện viết nhiều hơn. Em đã biết nhận dạng các biện pháp tu từ. |
Nhận xét động viên và khuyến khích phát triển thêm Em cần đọc thêm văn học, các tác phẩm văn học tiêu biểu trong chương trình học lớp 4 Em cần rèn thêm chữ viết. Em cần rèn luyện thêm giọng đọc văn bản to rõ hơn. Em tham gia tích cực vào các hoạt động học nhóm và giao lưu trong lớp. Cần cố gắng thêm. |
Lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 4 cuối kỳ 2 mang tính chất tham khảo.
Lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 4 cuối học kỳ 2 theo Thông tư 27? Mẫu lời nhận xét môn Tiếng Việt lớp 4 cuối kỳ 2 ra sao? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học ra sao?
Theo quy định tại Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học như sau:
(1) Đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
(i) Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.
(ii) Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.
(iii) Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.
(2) Đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
(i) Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
(ii) Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để hoàn thiện bản thân.
(iii) Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi.
Nhiệm vụ của học sinh lớp 4 là gì?
Căn cứ tại Điều 34 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quy định nhiệm vụ của học sinh tiểu học mới nhất như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động và cách tính điểm theo Thông tư 03? Quy trình thực hiện phương pháp đánh giá tính điểm?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi của các ngân hàng chính sách có nội dung như thế nào?
- Quy chế chứng thực mẫu gồm có những nội dung nào? Công bố trên trang thông tin điện tử quy chế chứng thực là trách nhiệm của ai?
- Hội đồng Y khoa Quốc gia là gì? Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Y khoa Quốc gia? Mối quan hệ công tác của hội đồng?
- Cơ sở sản xuất bia và đồ uống không cồn: Mẫu báo cáo tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng hằng năm?