Có tăng số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức cấp xã sau sáp nhập không? Nguyên tắc tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp là gì?
Có tăng số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức cấp xã sau sáp nhập không?
Căn cứ theo tiểu mục 1.2.3 Mục V Phần thứ hai Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định về biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã như sau:
Do quy mô ĐVHC cấp xã lớn hơn so với hiện nay và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã tăng lên (thực hiện toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện và cấp xã hiện nay). Theo đó, Chính phủ dự kiến biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã theo định hướng như sau:
(1) Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện và cán bộ, công chức của cấp xã hiện có trước sắp xếp để bố trí cho các ĐVHC cấp xã mới (sau sắp xếp). Thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản theo đúng quy định. Giao Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã cho các địa phương.
(2) Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; giao chính quyền địa phương xem xét, có thể sắp xếp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố; thực hiện chính sách nghỉ việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã mà không bố trí công tác theo quy định.
(3) Căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các ĐVHC cấp xã, Chính phủ định hướng giao tổng biên chế chính quyền địa phương cấp xã cho các địa phương (dự kiến bình quân khoảng 32 biên chế/01 cấp xã). Trên cơ sở đó, giao chính quyền địa phương cấp tỉnh quyết định số lượng biên chế đối với chính quyền địa phương từng ĐVHC cấp xã trên địa bàn cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Như vậy, số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức cấp xã sau sáp nhập dự kiến trước mắt sẽ giữ nguyên số lượng không tăng thêm.
Có tăng số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức cấp xã sau sáp nhập không? Nguyên tắc tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp là gì? (Hình từ Internet)
Cán bộ công chức viên chức cấp xã cũ sẽ được giữ nguyên chế độ hiện hưởng khi công tác tại xã mới?
Căn cứ theo tiểu mục 1.2.4 Mục V Phần thứ hai Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định về chế độ, chính sách như sau:
1.2.4. Chế độ, chính sách
Bảo lưu chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ hiện hưởng (nếu có) của cán bộ, công chức được bố trí làm việc tại ĐVHC cấp xã mới sau sắp xếp trong thời gian 06 tháng. Sau thời gian này sẽ thực hiện chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ phù hợp với quy định mới của pháp luật.
Theo đó, sẽ bảo lưu chế độ, tiền lương, phụ cấp chức vụ hiện hưởng của cán bộ công chức viên chức được bố trí làm việc tại đơn vị hành chính cấp xã mới trong 6 tháng, sau 6 tháng này sẽ thực hiện lại theo quy định mới.
Như vậy, nếu cán bộ công chức viên chức cấp xã cũ được giữ lại để bố trí cho xã mới theo dự kiến thì sẽ được giữ nguyên chế độ hiện hưởng khi công tác tại xã mới trong thời hạn 6 tháng.
Nguyên tắc tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp là gì?
Căn cứ theo Mục III Phần thứ hai Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định 03 nguyên tắc tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp, cụ thể:
1. Việc sắp xếp ĐVHC các cấp ngoài các tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định của pháp luật, cần cân nhắc thấu đáo các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc; vị trí, điều kiện địa lý; quy mô, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin; yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia và hội nhập quốc tế.
2. Đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian phát triển cho ĐVHC mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng; ưu tiên sắp xếp các ĐVHC miền núi, đồng bằng với các ĐVHC có biển; kết hợp hài hòa, hợp lý các ĐVHC có vị trí liền kề gắn với yêu cầu định hướng phát triển để hỗ trợ lẫn nhau, cùng thúc đẩy phát triển kinh tế của ĐVHC sau sắp xếp và yêu cầu, định hướng phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới. Ưu tiên bố trí các khu thương mại tự do, khu, cụm công nghiệp, đô thị, cảng biển, logictics, hồ chứa nước, đập thủy điện,... trong phạm vi 01 ĐVHC cấp xã để thuận lợi trong quản lý nhà nước.
3. Kết thúc hoạt động của ĐVHC cấp huyện và sắp xếp, tổ chức lại các ĐVHC cấp xã thành các ĐVHC cấp xã mới, bảo đảm tinh gọn, giảm cấp trung gian; xây dựng và củng cố chính quyền địa phương cấp xã vững mạnh, gần dân, thiết thực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy chế chứng thực mẫu gồm có những nội dung nào? Công bố trên trang thông tin điện tử quy chế chứng thực là trách nhiệm của ai?
- Hội đồng Y khoa Quốc gia là gì? Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Y khoa Quốc gia? Mối quan hệ công tác của hội đồng?
- Cơ sở sản xuất bia và đồ uống không cồn: Mẫu báo cáo tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng hằng năm?
- Mẫu Hóa đơn dịch vụ mới nhất? Tải về mẫu Hóa đơn dịch vụ mới nhất ở đâu? Thời điểm lập hóa đơn dịch vụ là khi nào?
- Tổ chức bộ máy thuộc Cục Tần số vô tuyến điện được quy định như thế nào? Cục Tần số vô tuyến điện có chức năng gì?