Chi kinh phí thực hiện lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh từ 01/9/2022?
- Nội dung chi cho các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại Thông tư 338/2016/TT-BTC?
- Nội dung chi cho các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại Thông tư 42/2022/TT-BTC?
- Bổ sung chi kinh phí thực hiện lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh từ 01/9/2022?
Nội dung chi cho các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại Thông tư 338/2016/TT-BTC?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 338/2016/TT-BTC quy định về nội dung chi cho các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định cụ thể như sau:
"Điều 3. Nội dung chi cho các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Căn cứ tính chất, mức độ phức tạp của mỗi hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí quy định tại khoản 1 Điều 2 thông tư này; cơ quan, đơn vị được giao chủ trì nhiệm vụ thực hiện chi theo những nội dung sau:
1. Tổng kết việc thi hành pháp luật hiện hành, tập hợp, rà soát đánh giá văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
2. Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội có liên quan phục vụ quá trình nghiên cứu, lập đề nghị xây dựng văn bản, lập đề nghị, dự kiến chương trình xây dựng văn bản;
3. Dịch, hiệu đính tài liệu, văn bản tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng Việt và ngược lại;
4. Tổ chức soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật;
5. Đánh giá tác động của chính sách, đánh giá tác động của văn bản;
6. Tổ chức Hội đồng tư vấn thẩm định, Hội đồng thẩm định, Hội đồng thẩm tra; lấy ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia (trong trường hợp cần thiết);
7. Xây dựng báo cáo thẩm định, thẩm tra, văn bản góp ý;
8. Chỉnh lý, hoàn thiện các loại đề cương, báo cáo, dự thảo văn bản.
9. Chi mua văn phòng phẩm, in ấn, sao chụp tài liệu phục vụ trực tiếp cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật."
Chi kinh phí thực hiện lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh từ 01/9/2022?
Nội dung chi cho các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại Thông tư 42/2022/TT-BTC?
Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 42/2022/TT-BTC quy định nội dung chi cho các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật cụ thể như sau:
Căn cứ tính chất của từng hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì nhiệm vụ thực hiện chi theo những nội dung sau:
(1) Tổng kết việc thi hành pháp luật hiện hành, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội; tập hợp, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
(2) Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội có liên quan phục vụ quá trình nghiên cứu, lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
(3) Dịch, hiệu đính tài liệu dịch, văn bản tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng Việt, dịch, hiệu đính tài liệu dịch, văn bản tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số.
(4) Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
(5) Tổ chức soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
(6) Đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; đánh giá tác động của chính sách trong dự án; dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng báo cáo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới); xây dựng bản đánh giá thủ tục hành chính (nếu có quy định thủ tục hành chính).
(7) Tổ chức Hội đồng tư vấn thẩm định, Hội đồng thẩm định, Hội đồng thẩm tra; lấy ý kiến của các các chuyên gia, nhà khoa học (trong trường hợp cần thiết).
(8) Xây dựng báo cáo thẩm định, thẩm tra, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định; văn bản góp ý.
(9) Chỉnh lý, hoàn thiện các loại đề cương, tờ trình, báo cáo, dự thảo văn bản.
(10) Chị mua văn phòng phẩm, in ấn, sao chụp tài liệu phục vụ trực tiếp cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Bổ sung chi kinh phí thực hiện lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh từ 01/9/2022?
Tại Thông tư 42/2022/TT-BTC sau khi sửa đổi, bổ sung Thông tư 338/2016/TT-BTC thì nội dung chi cho các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngoài những quy định như tại Thông tư 338/2016/TT-BTC, Thông tư 42/2022/TT-BTC bổ sung thêm quy định lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Thông tư 42/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2022.
Trên đây là một số thông tin chi tiết mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?