Bị giám định là mất khả năng lao động 69% thì sẽ được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ phục hồi chức năng lao động như thế nào?
- Người lao động cần thỏa mãn các điều kiện gì để được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động?
- Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động đối với người lao động là bao nhiêu?
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động bao gồm những gì?
- Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động được thực hiện như thế nào?
Người lao động cần thỏa mãn các điều kiện gì để được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động?
Theo Điều 24 Nghị định 88/2020/NĐ-CP thì người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau:
- Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;
- Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, trong trường hợp của bạn là người lao động bị tai nạn lao động dẫn đến mất 69% khả năng lao động thì bạn còn phải được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động và bạn phải đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì bạn sẽ đáp ứng đủ điều kiện để được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động.
Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động đối với người lao động là bao nhiêu?
Theo Điều 25 Nghị định 88/2020/NĐ-CP mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động được quy định như sau:
- Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động tính theo biểu giá phục hồi chức năng lao động tại thời điểm người lao động phục hồi chức năng lao động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 3 triệu đồng/người/lượt.
- Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
Bị giám định là mất khả năng lao động 69% thì sẽ được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ phục hồi chức năng lao động như thế nào?
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 88/2020/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động bao gồm:
- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động theo Mẫu số 09 tại Phụ lục của Nghị định này.
- Bản sao có chứng thực giấy chuyển viện đến đơn vị phục hồi chức năng lao động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp phải chuyển viện; đối với trường hợp bệnh viện có khoa phục hồi chức năng, bản sao có chứng thực bệnh án có nội dung chuyển bệnh nhân về khoa phục hồi chức năng.
- Bản sao chứng từ thanh toán chi phí phục hồi chức năng, không bao gồm kinh phí cho trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng.
Trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 88/2020/NĐ-CP thì trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động được thực hiện như sau:
Bước 1: Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 26 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 10 tại Phụ lục của Nghị định này và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ phục hồi chức năng cho người lao động. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?