Hồ sơ điều động công chức lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ gồm những gì?
- Việc điều động công chức lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ được căn cứ vào đâu?
- Hồ sơ điều động công chức lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ gồm những gì?
- Thời điểm bổ nhiệm lại đối với công chức lãnh đạo, quản lý khi được điều động giữ chức vụ mới được tính từ ngày nào?
Việc điều động công chức lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ được căn cứ vào đâu?
Căn cứ điều động công chức lãnh đạo, quản lý được quy định tại khoản 6 Điều 6 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1205/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Điều kiện xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, từ chức, điều động, biệt phái.
...
6. Về điều động:
a) Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới;
b) Việc điều động công chức từ đơn vị này sang đơn vị khác trong Bộ phải căn cứ vào nhu cầu công tác, nhiệm vụ chính trị của Bộ và từng cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và phải theo đúng thẩm quyền;
c) Khi thực hiện việc điều động công chức, viên chức có kết hợp bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sẽ tiến hành các quy trình, thủ tục bổ nhiệm theo quy định chung của Đảng, Nhà nước và của Bộ Nội vụ.
...
Như vậy, theo quy định, việc điều động công chức lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới;
Bên cạnh đó, việc điều động công chức từ đơn vị này sang đơn vị khác trong Bộ phải căn cứ vào nhu cầu công tác, nhiệm vụ chính trị của Bộ và từng cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và phải theo đúng thẩm quyền.
Việc điều động công chức lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ được căn cứ vào đâu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ điều động công chức lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ gồm những gì?
Hồ sơ điều động công chức lãnh đạo, quản lý được quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1205/QĐ-BNV năm 2012 (được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 250/QĐ-BNV năm 2015) như sau:
Trình tự, thủ tục và hồ sơ về điều động, biệt phái đối với công chức, viên chức.
...
2. Hồ sơ công chức, viên chức được điều động gồm có:
a) Tờ trình của Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất việc điều động công chức, viên chức, có ý kiến phê chuẩn của Bộ trưởng (đối với từng trường hợp cụ thể);
b) Tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người đứng đầu đơn vị và cấp ủy có công chức, viên chức được dự kiến điều động trước khi điều động;
c) Nguyện vọng (bằng văn bản) của công chức, viên chức dự kiến được điều động (nếu có);
d) Tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người đứng đầu đơn vị và cấp ủy nhận công chức, viên chức sau khi hết thời hạn điều động (nếu có).
3. Hồ sơ công chức, viên chức được biệt phái gồm có:
a) Tờ trình của Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất việc biệt phái công chức, viên chức có ý kiến phê chuẩn của Bộ trưởng (đối với từng trường hợp cụ thể);
b) Tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cấp ủy có công chức, viên chức dự kiến biệt phái trước khi biệt phái;
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ điều động công chức lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ gồm có:
(1) Tờ trình của Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất việc điều động công chức, có ý kiến phê chuẩn của Bộ trưởng (đối với từng trường hợp cụ thể);
(2) Tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người đứng đầu đơn vị và cấp ủy có công chức được dự kiến điều động trước khi điều động;
(3) Nguyện vọng (bằng văn bản) của công chức dự kiến được điều động (nếu có);
(4) Tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người đứng đầu đơn vị và cấp ủy nhận công chức sau khi hết thời hạn điều động (nếu có).
Trường hợp công chức khi được điều động giữ chức vụ mới thì thời điểm bổ nhiệm lại được tính từ ngày nào?
Thời điểm bổ nhiệm lại đối với công chức lãnh đạo, quản lý khi được điều động giữ chức vụ mới được tính từ ngày nào?
Thời điểm bổ nhiệm lại đối với công chức lãnh đạo, quản lý được quy định tại khoản 3 Điều 5 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1205/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực. Đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý còn dưới 02 năm công tác trước khi đến tuổi nghỉ hưu, do cấp có thẩm quyền xem xét quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
2. Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm phải tiến hành quy trình bổ nhiệm lại.
3. Đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý khi được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới, có phụ cấp chức vụ tương đương với chức vụ cũ thì thời điểm bổ nhiệm lại được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực.
4. Đối với trường hợp thay đổi chức danh lãnh đạo, quản lý do thay đổi tên gọi tổ chức thì thời điểm bổ nhiệm lại được tính từ ngày có hiệu lực quyết định bổ nhiệm chức vụ cũ.
5. Thời gian công chức, viên chức được giao nhiệm vụ quyền hoặc phụ trách đơn vị, nếu được bổ nhiệm thì không tính vào thời hạn bổ nhiệm chức vụ cấp trưởng của đơn vị đó.
Như vậy, theo quy định, đối với công chức lãnh đạo, quản lý khi được điều động giữ chức vụ mới, có phụ cấp chức vụ tương đương với chức vụ cũ thì thời điểm bổ nhiệm lại được tính từ ngày quyết định điều động giữ chức vụ mới có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?