Bài tuyên truyền Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22 5? Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22 5 có phải là ngày lễ lớn?
Bài tuyên truyền Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22 5?
Tham khảo Bài tuyên truyền Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22 5
Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (International Day for Biological Diversity) được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận vào ngày 22/5 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển bền vững cho tất cả các quốc gia và cộng đồng trên thế giới. Chủ đề Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2025 (ngày 22 tháng 5) do Liên hợp quốc phát động là “Harmony with nature and sustainable development” - “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nhấn mạnh sự cần thiết thực hiện song song các mục tiêu của Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal (KMGBF) của Công ước Đa dạng sinh học (CBD) và các mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) do mối quan hệ hữu cơ giữa việc "Sống hài hòa với thiên nhiên" với mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững. Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22 5 là dịp để chúng ta suy ngẫm về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, đồng thời nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm bảo vệ sự đa dạng sinh học. Bởi đa dạng sinh học là nền tảng của mọi sự sống trên Trái đất và đồng thời là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững của nhân loại. Việc bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ dừng lại ở trách nhiệm của tổ chức hay cá nhân nào mà là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Nhiệt liệt Hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học Đa dạng sinh học - Giá trị cuộc sống từ thiên nhiên. Cùng hành động, đầu tư và hợp tác vì thiên nhiên. |
Bài tuyên truyền Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22 5? Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22 5 có phải là ngày lễ lớn? (Hình từ Internet)
Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22 5 có phải là ngày lễ lớn?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22 5 không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.
Chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học là gì?
Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.
Phát triển bền vững đa dạng sinh học là việc khai thác, sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển nguồn gen, loài sinh vật và bảo đảm cân bằng sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Khoản 1, 23 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008
Chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được quy định tại Điều 5 Luật Đa dạng sinh học 2008, cụ thể như sau:
(1) Ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái, bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo đảm kiểm soát việc tiếp cận nguồn gen.
(2) Bảo đảm kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quan trắc, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước; bảo đảm sự tham gia của nhân dân địa phương trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
(3) Khuyến khích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học.
(4) Phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; phát triển bền vững vùng đệm của khu bảo tồn.
(5) Phát huy nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bài hát về ngày Quốc tế thiếu nhi 1 6? Có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương ngày Quốc tế thiếu nhi không?
- Bài phát biểu Tổng kết năm học của phụ huynh học sinh hay ý nghĩa? Mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì?
- Hệ số chạm đất là gì? Hệ số chạm đất của lưới điện truyền tải ở cấp điện áp không được vượt quá bao nhiêu?
- Đề thi thử môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025 tỉnh Vĩnh Phúc lần 3 kèm đáp án như thế nào? Tải về Đề thi thử Toán tốt nghiệp THPT Vĩnh Phúc?
- Nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng chợ là quyền sử dụng đất được điều chỉnh trong các trường hợp nào?