Việc điều động công chức có được thực hiện dựa theo nhu cầu của công chức hay không? Trình tự, thủ tục điều động công chức được pháp luật quy định ra sao?
Khi tiếp nhận hồ sơ công chức của công chức được điều động công tác thì phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 11/2012/TT-BNV quy định về tiếp nhận hồ sơ công chức xã được điều động như sau:
Công tác chuyển giao, tiếp nhận hồ sơ công chức
1. Cách thức tiếp nhận hồ sơ công chức
Công chức được điều động, luân chuyển, chuyển ngạch và cán bộ, công chức cấp xã được xét chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên thì cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức khi tiếp nhận công chức phải yêu cầu cơ quan quản lý hồ sơ công chức cũ bàn giao đầy đủ hồ sơ của công chức đó.
2. Thời gian tiếp nhận hồ sơ là 30 ngày, kể từ ngày công chức có quyết định chuyển ngạch, điều động, luân chuyển, biệt phái hoặc cán bộ, công chức cấp xã được xét chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên.
Hồ sơ khi tiếp nhận phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Ghi phiếu chuyển hồ sơ theo biểu mẫu quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều 1 Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV;
b) Kiểm tra niêm phong, dấu bưu điện (nếu gửi qua đường bưu điện) và xác nhận tình trạng tài liệu nhận được vào phiếu chuyển hồ sơ và gửi trả phiếu này cho nơi giao hồ sơ hoặc có văn bản trả lời nơi gửi hồ sơ và xác nhận tình trạng niêm phong;
c) Vào sổ giao, nhận hồ sơ theo biểu mẫu quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV;
d) Lập số hồ sơ, lập phiếu liệt kê tài liệu, lập phiếu kiểm soát hồ sơ, vào sổ đăng ký hồ sơ và lập biên bản giao nhận;
đ) Việc chuyển giao hồ sơ do cơ quan quản lý công chức thực hiện.
...
Theo đó, khi tiếp nhận hồ sơ công chức được điều động thì hồ sơ phải đáp ứng được một số yêu cầu như:
- Ghi phiếu chuyển hồ sơ theo biểu mẫu quy định;
- Kiểm tra niêm phong, dấu bưu điện;
- Xác nhận tình trạng tài liệu nhận được vào phiếu chuyển hồ sơ và gửi trả phiếu này cho nơi giao hồ sơ hoặc có văn bản trả lời nơi gửi hồ sơ và xác nhận tình trạng niêm phong;
- Vào sổ giao, nhận hồ sơ theo biểu mẫu quy định;
- Lập số hồ sơ, lập phiếu liệt kê tài liệu, lập phiếu kiểm soát hồ sơ, vào sổ đăng ký hồ sơ và lập biên bản giao nhận;
- Việc chuyển giao hồ sơ do cơ quan quản lý công chức thực hiện.
Trình tự, thủ tục điều động công chức được pháp luật quy định ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục điều động công chức như sau:
Điều động công chức
..
3. Trình tự, thủ tục điều động công chức:
a) Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động công chức thuộc phạm vi quản lý, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện;
b) Lập danh sách công chức cần điều động;
c) Biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp;
d) Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì thực hiện trình tự, thủ tục điều động như trường hợp bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý từ nguồn nhân sự nơi khác quy định tại khoản 3 Điều 46 Nghị định này.
...
Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động công chức và lập sanh sách công chức cần điều động. Sau đó người đứng đầu cần lập biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp.
Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì thực hiện trình tự, thủ tục điều động như trường hợp bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý từ nguồn nhân sự nơi khác quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Việc điều động công chức có được thực hiện dựa theo nhu cầu của công chức hay không?
Điều động công chức (Hình từ internet)
Căn cứ Điều 50 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về việc điều động công chức như sau:
Điều động công chức
1. Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
2. Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP cũng quy định về điều động công chức như sau:
Điều động công chức
1. Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
b) Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật.
...
Theo đó, việc điều động công chức được thực hiện trong một số trường hợp như:
- Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
- Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật.
Như vậy, nếu bạn muốn chuyển công tác sang tỉnh khác thì cần phải được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan đang công tác và cơ quan dự kiến chuyển đến, và khi đó không phải thi tuyển công chức mà làm thủ tục thuyên chuyển công tác.
Tuy nhiên việc điều động còn cần căn cứ vào quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của công chức. Bạn cần trao đổi với người đứng đầu đơn vị để xem xét có thể thực hiện điều động công tác được hay không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?