Thủ tục điều động công chức thuộc Bộ GDĐT không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện như thế nào?
Việc điều động công chức của Bộ GDĐT được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động, biệt phái, luân chuyển công chức, viên chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định như sau:
Các trường hợp điều động
1. Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể.
b) Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
c) Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật.
2. Không thực hiện việc điều động công chức trong các trường hợp sau:
a) Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử.
b) Đang trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.
c) Là người tố cáo được bảo vệ theo quy định tại Thông tư 03/2020/TT-BNV ngày 21/7/2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, CCVC.
d) Các trường hợp khác theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Theo đó, việc điều động công chức của Bộ GDĐT được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể.
- Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật.
Lưu ý, không thực hiện việc điều động công chức trong các trường hợp sau:
- Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử.
- Đang trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.
- Là người tố cáo được bảo vệ theo quy định tại Thông tư 03/2020/TT-BNV ngày 21/7/2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, CCVC.
- Các trường hợp khác theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Điều động công chức của Bộ GDĐT (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền điều động công chức của Bộ GDĐT?
Căn cứ theo Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về thẩm quyền điều động công chức như sau:
Thẩm quyền điều động công chức
Bộ trưởng quyết định điều động công chức làm việc tại các đơn vị được quy định tại Điều 1 của Quy chế này.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định điều động công chức làm việc tại các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT), Văn phòng Ban cán sự đảng Bộ GDĐT (Văn phòng Ban cán sự đảng), Văn phòng Đảng - Đoàn thể, Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước, Văn phòng Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GDĐT không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục, Văn phòng.
Thủ tục điều động công chức thuộc Bộ GDĐT không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về trình tự, thủ tục điều động công chức như sau:
Trình tự, thủ tục điều động công chức
1. Trình tự, thủ tục điều động công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của công chức, người đứng đầu đơn vị được quy định tại Điều 1 của Quy chế này trình Bộ trưởng kế hoạch điều động công chức (lập danh sách, biện pháp điều động đối với từng trường hợp cụ thể).
b) Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định thực hiện.
c) Sau khi được Bộ trưởng đồng ý, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với đơn vị đề xuất: (i) gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc điều động để nghe công chức đề xuất ý kiến; (ii) gửi văn bản và làm việc trực tiếp với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của đơn vị nơi công chức đang công tác về chủ trương điều động và lấy ý kiến nhận xét, đánh giá công chức.
d) Trên cơ sở kết quả làm việc với công chức và các đơn vị có liên quan, Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng xem xét, quyết định điều động công chức.
...
Theo đó, căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của công chức, người đứng đầu đơn vị trình Bộ trưởng kế hoạch điều động công chức (lập danh sách, biện pháp điều động đối với từng trường hợp cụ thể).
Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định thực hiện.
Sau khi được Bộ trưởng đồng ý, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với đơn vị đề xuất:
- Gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc điều động để nghe công chức đề xuất ý kiến;
- Gửi văn bản và làm việc trực tiếp với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của đơn vị nơi công chức đang công tác về chủ trương điều động và lấy ý kiến nhận xét, đánh giá công chức.
Trên cơ sở kết quả làm việc với công chức và các đơn vị có liên quan, Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng xem xét, quyết định điều động công chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?