HBFC có phải là chất làm suy giảm tầng ô dôn được kiểm soát không? Được tiêu thụ chất HBFC không?
HBFC có phải là chất làm suy giảm tầng ô dôn được kiểm soát không?
Theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về các chất làm suy giảm tầng ô dôn được kiểm soát như sau:
Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát và lộ trình quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát
1. Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát bao gồm:
a) Bromochloromethane;
b) Carbon tetrachloride (sau đây gọi tắt là CTC);
c) Chlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là CFC);
d) Halon;
đ) Hydrobromofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HBFC);
e) Hydrochlorofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HCFC);
g) Methyl bromide;
h) Methyl chloroform.
...
Theo quy định nêu trên thì Hydrobromofluorocarbon (HBFC) là chất làm suy giảm tầng ô dôn được kiểm soát.
Có được tiêu thụ chất HBFC không?
Theo khoản 4 Điều 22 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về các chất làm suy giảm tầng ô dôn được kiểm soát như sau:
Các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát và lộ trình quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát
...
2. Lộ trình quản lý, loại trừ các chất HCFC theo giai đoạn như sau:
a) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 65% mức tiêu thụ cơ sở;
b) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2029: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 32,5% mức tiêu thụ cơ sở;
c) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2030 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2039: tổng lượng tiêu thụ quốc gia trung bình hằng năm không vượt 2,5% mức tiêu thụ cơ sở;
d) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2040: cấm nhập khẩu và xuất khẩu các chất HCFC.
3. Tổng lượng tiêu thụ quốc gia các chất HCFC được xác định trên cơ sở lượng các chất HCFC nhập khẩu trừ (-) lượng các chất HCFC được xuất khẩu. Mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC quy đổi theo tiềm năng làm suy giảm tầng ô-dôn là 221,2 tấn.
4. Chất Methyl bromide chỉ được nhập khẩu cho mục đích khử trùng và kiểm dịch hàng xuất khẩu.
5. Các hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ các chất Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform, HCFC 141b;
b) Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform, HCFC 141b;
c) Sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm;
d) Sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ các chất được kiểm soát bị cấm theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Như vậy, hiện nay pháp luật cấm tiêu thụ các chất HBFC.
HBFC có phải là chất làm suy giảm tầng ô dôn được kiểm soát không? Được tiêu thụ chất HBFC không? (Hình từ Internet)
Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu có bao gồm thông tin, dữ liệu về quản lý các chất làm suy giảm tầng ô dôn không?
Theo khoản 1 Điều 94 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu như sau:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu bao gồm thông tin, dữ liệu sau đây:
a) Văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và quy trình chuyên môn, định mức kinh tế - kỹ thuật về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
b) Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội;
c) Phát thải khí nhà kính và hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan đến phát thải khí nhà kính;
d) Hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu;
đ) Bảo vệ tầng ô-dôn và quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;
e) Kết quả đánh giá khí hậu quốc gia;
g) Kịch bản biến đổi khí hậu các thời kỳ;
h) Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
i) Nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
k) Các hoạt động hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, cập nhật và hướng dẫn khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu được quy định tại khoản 1 Điều này thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Như vậy, cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu có bao gồm thông tin, dữ liệu về quản lý các chất làm suy giảm tầng ô dôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu về Chuyển đổi số, Cải cách hành chính, Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mới nhất?
- Đề xuất miễn giảm thuế thu nhập cá nhân theo dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) thế nào?
- Danh mục thuốc nổ công nghiệp, phụ kiện nổ công nghiệp và thuốc nổ mạnh được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam từ 1/1/2025?
- Ngày 30 tháng 11 là ngày gì? Ngày 30 11 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 30 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu nhận xét các môn học tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27 mới nhất năm 2024 như thế nào?