Ghi nhãn hàng hóa để làm gì? Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì ai có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa?

Việc ghi nhãn hàng hóa để làm gì? Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì ai có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa theo quy định? Có bắt buộc phải ghi nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử hay không?

Ghi nhãn hàng hóa để làm gì?

Ghi nhãn hàng hóa được quy định tại Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;
2. Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;
3. Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;
...

Theo đó, việc ghi nhãn hàng hóa được thực hiện nhằm mục đích:

- Để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng;

- Để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.

Ghi nhãn hàng hóa để làm gì? Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì ai có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa?

Ghi nhãn hàng hóa để làm gì? (Hình từ Internet)

Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì ai có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa?

Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước được quy định tại Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) như sau:

Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa
1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
2. Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.
3. Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này.

Như vậy, theo quy định trên, đối với hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.

Có bắt buộc phải ghi nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử hay không?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 18/2022/TT-BKHCN quy định nguyên tắc thể hiện một số nội dung bắt buộc bằng phương thức điện tử như sau:

Nguyên tắc thể hiện một số nội dung bắt buộc bằng phương thức điện tử
1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được lựa chọn ghi nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử hoặc lựa chọn ghi trên nhãn hàng hóa gắn trực tiếp trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc ghi trong tài liệu kèm theo của hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP. Nhóm hàng hóa và nội dung thể hiện bằng phương thức điện tử thực hiện theo quy định tại Phụ lục “Một số nội dung theo tính chất của hàng hóa được thể hiện bằng phương thức điện tử” ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa khi thể hiện nội dung ghi nhãn theo phương thức điện tử quy định tại Thông tư này bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phương thức điện tử được thể hiện rõ đường dẫn trên nhãn hàng hóa, ví dụ: mã số mã vạch, mã QR code, trên màn hình điện tử của sản phẩm có màn hình hoặc các phương thức điện tử thông dụng khác;
b) Bảo đảm phương tiện, thiết bị và/hoặc hướng dẫn khách hàng truy cập nội dung quy định bằng phương thức điện tử của nhãn hàng hóa tại chỗ;
c) Nội dung thể hiện bằng phương thức điện tử phải tương ứng với nội dung thể hiện trên nhãn trực tiếp, không làm người đọc, xem, nghe hiểu sai lệch bản chất của hàng hóa.

Theo đó, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được lựa chọn ghi nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử hoặc lựa chọn ghi trên nhãn hàng hóa gắn trực tiếp trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc ghi trong tài liệu kèm theo của hàng hóa.

Nhóm hàng hóa và nội dung thể hiện bằng phương thức điện tử thực hiện theo quy định tại Phụ lục “Một số nội dung theo tính chất của hàng hóa được thể hiện bằng phương thức điện tử” ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BKHCN.

Như vậy, tổ chức, cá nhân có thể ghi nhãn hàng hóa bằng một trong các phương thức nêu trên.

Lưu ý: Một số nội dung dưới đây theo tính chất của hàng hóa bắt buộc phải được thể hiện bằng phương thức điện tử.

TT

TÊN NHÓM HÀNG HÓA

NỘI DUNG BẮT BUỘC ĐƯỢC THỂ HIỆN BẰNG PHƯƠNG THỨC ĐIỆN TỬ

1

Sản phẩm dệt, may, da, giầy

(Mục 25)

a) Thông số kỹ thuật;

b) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

2

Sản phẩm nhựa, cao su

(Mục 26)

a) Thành phần;

b) Thông số kỹ thuật;

3

Giấy, bìa, cacton

(Mục 27)

a) Tháng sản xuất;

b) Thông số kỹ thuật;

4

Đồ dùng giảng dạy, đồ dùng học tập, văn phòng phẩm

(Mục 28)

Thông số kỹ thuật

5

Ấn phẩm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, văn học, nghệ thuật, tôn giáo

(Mục 29)

Thông số kỹ thuật

6

Nhạc cụ (Mục 30)

Thông số kỹ thuật;

7

Dụng cụ thể dục thể thao, máy tập thể dục thể thao

(Mục 31)

a) Năm sản xuất;

b) Thành phần;

c) Thông số kỹ thuật;

d) Hướng dẫn sử dụng;

8

Đồ gỗ

(Mục 32)

a) Thành phần;

b) Thông số kỹ thuật;

c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

9

Sản phẩm sành, sứ, thủy tinh

(Mục 33)

a) Thành phần;

b) Thông số kỹ thuật;

c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

10

Hàng thủ công mỹ nghệ

(Mục 34)

a) Thành phần;

b) Thông số kỹ thuật;

c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

11

Đồ gia dụng, thiết bị gia dụng (không dùng điện)

(Mục 35)

a) Thành phần;

b) Thông số kỹ thuật;

c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

12

Bạc

(Mục 36)

Thành phần định lượng;

13

Đá quý

(Mục 37)

Thông số kỹ thuật;

14

Vàng trang sức, mỹ nghệ

(Mục 38)

a) Hàm lượng;

b) Khối lượng;

c) Khối lượng vật gắn (nếu có);

d) Mã ký hiệu sản phẩm;

15

Thiết bị bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng, điện, điện tử, sản phẩm công nghệ được tân trang, làm mới

(Mục 40)

a) Năm sản xuất;

b) Thông số kỹ thuật;

c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

16

Dụng cụ đánh bắt thủy sản

(Mục 44)

a) Thành phần;

b) Thông số kỹ thuật;

c) Số điện thoại (nếu có).

17

Xe đạp

(Mục 50)

a) Tên nhà sản xuất;

b) Năm sản xuất;

c) Thông số kỹ thuật cơ bản;

18

Phụ tùng của phương tiện giao thông

(Mục 51)

a) Nhãn hiệu, tên thương mại (Commercial name), mã kiểu loại (Model code) (nếu có);

b) Mã phụ tùng (part number);

c) Năm sản xuất (nếu có);

d) Thông số kỹ thuật (nếu có);

19

Vật liệu xây dựng và trang trí nội thất

(Mục 51)

a) Thông số kỹ thuật;

b) Tháng sản xuất;

c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

20

Các sản phẩm từ dầu mỏ

(Mục 52)

Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

21

Kính mắt

(Mục 58)

a) Thành phần;

b) Thông số kỹ thuật;

c) Hướng dẫn sử dụng.

22

Đồng hồ

(Mục 59)

a) Thành phần;

b) Thông số kỹ thuật;

c) Hướng dẫn sử dụng.

23

Bỉm, băng vệ sinh, khẩu trang, bông tẩy trang, bông vệ sinh tai, giấy vệ sinh

(Mục 60)

Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

24

Bàn chải đánh răng

(Mục 61)

a) Thành phần;

b) Thông số kỹ thuật;

c) Hướng dẫn sử dụng;

d) Tháng sản xuất.

25

Khăn ướt

(Mục 62)

a) Thông số kỹ thuật;

b) Hướng dẫn sử dụng;

26

Máy móc, dụng cụ làm đẹp

(Mục 63)

a) Thông số kỹ thuật;

b) Hướng dẫn sử dụng;

c) Năm sản xuất.

27

Dụng cụ, vật liệu bao gói thực phẩm

(Mục 64)

Hướng dẫn sử dụng


Ghi nhãn hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Sản phẩm quá nhỏ thì ghi nhãn hàng hóa thế nào?
Pháp luật
Ghi nhãn hàng hóa để làm gì? Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì ai có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa?
Pháp luật
Có cần phải ghi ký hiệu nhựa trên nhãn hàng hóa là chai nhựa được sản xuất để đựng thực phẩm là sữa hay không?
Pháp luật
Trường hợp hàng hóa không xác định được nguồn gốc xuất xứ thì ghi xuất xứ hàng hóa trên nhãn như thế nào?
Thông tin xuất xứ hàng hóa trên nhãn được ghi như thế nào trong trường hợp không xác định được?
Nội dung ghi nhãn hàng hóa trên thị trường Việt Nam có bắt buộc phải ghi bằng tiếng Việt không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ghi nhãn hàng hóa
981 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ghi nhãn hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ghi nhãn hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào