Đối với Ngân hàng Nhà nước thì ai là người thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí? Nội dung thông tin gồm những gì?
- Đối với Ngân hàng Nhà nước thì ai là người thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí?
- Thông tin phát ngôn và cung cấp cho báo chí của Ngân hàng Nhà nước sẽ gồm những nội dung nào?
- Việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện bằng những hình thức nào?
Đối với Ngân hàng Nhà nước thì ai là người thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 26/2020/TT-NHNN quy định như sau:
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin của Ngân hàng Nhà nước gồm:
a) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Thống đốc);
b) Người được Thống đốc giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (sau đây gọi là người phát ngôn);
c) Người được Thống đốc ủy quyền thực hiện phát ngôn (sau đây gọi là người được ủy quyền phát ngôn) hoặc giao nhiệm vụ phối hợp cùng người phát ngôn thực hiện phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Ngân hàng Nhà nước không phải người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn thì không được nhân danh Ngân hàng Nhà nước khi phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Như vậy đối với Ngân hàng Nhà nước thì người thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí gồm:
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Thống đốc);
- Người được Thống đốc giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (sau đây gọi là người phát ngôn);
- Người được Thống đốc ủy quyền thực hiện phát ngôn (sau đây gọi là người được ủy quyền phát ngôn) hoặc giao nhiệm vụ phối hợp cùng người phát ngôn thực hiện phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao.
Ngân hàng Nhà nước (Hình từ Internet)
Thông tin phát ngôn và cung cấp cho báo chí của Ngân hàng Nhà nước sẽ gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 26/2020/TT-NHNN quy định như sau:
Nội dung thông tin phát ngôn và cung cấp cho báo chí
1. Chủ trương, chính sách, pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng).
2. Văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc về tiền tệ và ngân hàng.
3. Thông tin, số liệu, tình hình diễn biến về tiền tệ và ngân hàng.
4. Thông tin liên quan đến việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho tổ chức không phải là ngân hàng; thông tin về việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản, giải thể và kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
5. Thông tin về hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam.
6. Thông tin về hoạt động và tài chính của doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật.
7. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy thông tin phát ngôn và cung cấp cho báo chí của Ngân hàng Nhà nước sẽ gồm những nội dung như quy định trên.
Việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện bằng những hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 26/2020/TT-NHNN quy định như sau:
Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng Thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước (trang tiếng Việt và tiếng nước ngoài); nội dung, thời hạn và đơn vị cung cấp thông tin được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức họp báo.
3. Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của báo chí.
4. Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho báo chí bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
5. Các hình thức cung cấp thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện bằng những hình thức sau:
- Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng Thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước (trang tiếng Việt và tiếng nước ngoài); nội dung, thời hạn và đơn vị cung cấp thông tin được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
- Tổ chức họp báo.
- Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của báo chí.
- Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho báo chí bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
- Các hình thức cung cấp thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?