Đối tượng thanh tra ngân hàng gồm những ai? Trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động thanh tra ngân hàng là gì?
Đối tượng thanh tra ngân hàng gồm những ai?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 26/2014/NĐ-CP quy định về đối tượng thanh tra và đối tượng giám sát như sau:
Đối tượng thanh tra và đối tượng giám sát
1. Đối tượng thanh tra của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng (sau đây gọi chung là đối tượng thanh tra ngân hàng):
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước);
b) Đối tượng thanh tra ngân hàng được quy định tại Điều 52 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm cả ngân hàng chính sách và công ty con của tổ chức tín dụng;
c) Doanh nghiệp nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập;
d) Đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng) theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;
đ) Tổ chức bảo hiểm tiền gửi;
e) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có nghĩa vụ chấp hành các quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
...
Căn cứ Điều 52 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về đối tượng thanh tra ngân hàng như sau:
Đối tượng thanh tra ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước thanh tra các đối tượng sau đây:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng;
2. Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng;
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, đối tượng thanh tra ngân hàng gồm những đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 2 nêu trên.
Thanh tra ngân hàng (Hình từ Internet)
Thanh tra ngân hàng được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Theo Điều 4 Nghị định 26/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 43/2019/NĐ-CP quy đinh về nguyên tắc thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng như sau:
Nguyên tắc thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng
1. Bảo đảm tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ từ Trung ương đến địa phương.
2. Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lắp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng.
3. Thanh tra ngân hàng được tiến hành theo đoàn thanh tra hoặc do thanh tra viên ngân hàng thực hiện.
4. Giám sát ngân hàng được tiến hành thường xuyên, liên tục.
5. Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng; kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra ngân hàng và giám sát ngân hàng.
6. Thực hiện thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng.
7. Thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
8. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trình tự, thủ tục thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng; phân cấp thẩm quyền trong thực hiện hoạt động giám sát ngân hàng.
9. Nguyên tắc khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Theo đó, việc thanh tra ngân hàng được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động thanh tra ngân hàng là gì?
Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 26/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 43/2019/NĐ-CP về trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau:
Trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
1. Quy định cụ thể về mối quan hệ giữa các cơ quan, đơn vị:
a) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
b) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
c) Giữa các Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với nhau.
2. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng trong phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
3. Phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
4. Xử lý, chỉ đạo xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
5. Quy định chế độ thông tin, báo cáo về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
6. Hướng dẫn cụ thể các tiêu chuẩn an toàn hoạt động ngân hàng, phương pháp, quy trình, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng.
7. Tổ chức, chỉ đạo, bảo đảm kinh phí, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang phục và các điều kiện cần thiết khác cho Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
8. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong hoạt động thanh tra ngân hàng thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có những trách nhiệm được quy định tại Điều 31 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?