Đoàn kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường phải có ít nhất bao nhiêu thành viên? Nếu đối tượng bị kiểm tra không có mặt tại nơi kiểm tra thì Đoàn kiểm tra có được kiểm tra không?
Đoàn kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường phải có ít nhất bao nhiêu thành viên?
Căn cứ vào Điều 23 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016 quy định như sau:
Đoàn kiểm tra
1. Đoàn kiểm tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền. Việc quyết định thành lập Đoàn kiểm tra phải bằng văn bản của người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.
2. Đoàn kiểm tra phải có từ hai công chức Quản lý thị trường trở lên; Trưởng Đoàn kiểm tra phải có thẻ kiểm tra thị trường. Thành viên của Đoàn kiểm tra phải không trong thời gian chấp hành kỷ luật hoặc bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật.
3. Công chức Quản lý thị trường không được tham gia Đoàn kiểm tra trong trường hợp có vợ, chồng, con, bố, mẹ, anh ruột, chị ruột hoặc em ruột của mình hoặc của vợ, chồng là đối tượng kiểm tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức là đối tượng kiểm tra.
Đoàn kiểm tra phải có từ hai công chức Quản lý thị trường trở lên; Trưởng Đoàn kiểm tra phải có thẻ kiểm tra thị trường. Thành viên của Đoàn kiểm tra phải không trong thời gian chấp hành kỷ luật hoặc bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật.
Đoàn kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường (Hình từ Internet)
Trưởng Đoàn kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ vào Điều 15 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Thành phần Đoàn kiểm tra
1. Thành phần Đoàn kiểm tra gồm có:
a) Trưởng Đoàn kiểm tra là công chức Quản lý thị trường đáp ứng quy định tại điểm b khoản này và phải có Thẻ kiểm tra thị trường;
b) Công chức Quản lý thị trường đáp ứng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 23 Pháp lệnh Quản lý thị trường;
c) Người được cơ quan phối hợp cử tham gia đối với việc kiểm tra có nội dung liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước của nhiều ngành, lĩnh vực theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Pháp lệnh Quản lý thị trường.
2. Người ban hành quyết định kiểm tra quyết định bằng văn bản việc thay thế Trưởng Đoàn kiểm tra hoặc thành viên Đoàn kiểm tra trong trường hợp Trưởng Đoàn kiểm tra hoặc thành viên Đoàn kiểm tra bị ốm đau, tai nạn, chết, mất tích, mất năng lực hành vi, bị đình chỉ công tác, kỷ luật hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục thực hiện hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp người đứng đầu cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường ban hành quyết định kiểm tra bị thu hồi, tạm đình chỉ sử dụng Thẻ kiểm tra thị trường hoặc được thay thế thì người được bổ nhiệm thay thế hoặc người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường đó hoặc người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp quyết định việc thay thế Trưởng Đoàn kiểm tra, thành viên Đoàn kiểm tra.
Như vậy, trưởng Đoàn kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Trưởng Đoàn kiểm tra phải là công chức không trong thời gian chấp hành kỷ luật hoặc bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật;
- Không được tham gia Đoàn kiểm tra trong trường hợp có vợ, chồng, con, bố, mẹ, anh ruột, chị ruột hoặc em ruột của mình hoặc của vợ, chồng là đối tượng kiểm tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức là đối tượng kiểm tra;
- Có Thẻ kiểm tra thị trường.
Nếu đối tượng bị kiểm tra không có mặt tại nơi kiểm tra thì Đoàn kiểm tra có được kiểm tra không?
Căn cứ vào Điều 24 Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Đoàn kiểm tra như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn kiểm tra
1. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kiểm tra theo quyết định kiểm tra.
2. Khi tiến hành kiểm tra, Đoàn kiểm tra có quyền:
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân được kiểm tra trực tiếp làm việc hoặc cử người đại diện làm việc với Đoàn kiểm tra. Trường hợp tổ chức, cá nhân được kiểm tra không có người đại diện, cá nhân không có mặt tại nơi kiểm tra thì Đoàn kiểm tra vẫn tiến hành việc kiểm tra nhưng phải có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an cấp xã và người chứng kiến;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân được kiểm tra hoặc người đại diện cung cấp giấy tờ, tài liệu, sổ sách, chứng từ và giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Kiểm tra hàng hóa, phương tiện, dụng cụ sản xuất, kinh doanh; kiểm tra nơi sản xuất, kinh doanh, lưu giữ hàng hóa có liên quan đến nội dung kiểm tra;
d) Thu thập tài liệu, chứng cứ, giải trình của người đại diện tổ chức, cá nhân được kiểm tra tại nơi kiểm tra;
đ) Lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm để trưng cầu giám định, kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật;
e) Áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề xuất với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp tổ chức, cá nhân được kiểm tra không có người đại diện, cá nhân không có mặt tại nơi kiểm tra thì Đoàn kiểm tra vẫn tiến hành việc kiểm tra nhưng phải có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an cấp xã và người chứng kiến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?