Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của cơ quan nào? Địa bàn hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường là ở đâu?
Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016 thì lực lượng Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của Nhà nước.
Lực lượng Quản lý thị trường thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi:
(1) Kinh doanh hàng hóa nhập lậu;
(2) Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ;
(3) Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
(4) Hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại;
(5) Hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Địa bàn hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường là ở đâu?
Địa bàn hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường được quy định tại khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường là việc tiến hành xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại và lĩnh vực khác khi được Chính phủ giao.
2. Hoạt động thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường là hoạt động thanh tra của cơ quan Quản lý thị trường đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật liên quan đến quản lý thị trường.
3. Địa bàn hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường gồm địa điểm sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại của tổ chức, cá nhân; địa điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa, sân bay, bến tàu, bến xe; các tuyến giao thông vận chuyển hàng hóa trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ địa bàn hoạt động của hải quan.
Như vậy, theo quy định, địa bàn hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường bao gồm:
(1) Địa điểm sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại của tổ chức, cá nhân;
(2) Địa điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa, sân bay, bến tàu, bến xe;
(3) Các tuyến giao thông vận chuyển hàng hóa trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ địa bàn hoạt động của hải quan.
Lực lượng Quản lý thị trường có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 8 Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016 quy định thì lực lượng Quản lý thị trường có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi kiểm tra theo quy định tại Điều 17 Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016, cụ thể:
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường.
Trong quá trình kiểm tra hàng hóa, nếu phát hiện có vi phạm thì lực lượng Quản lý thị trường được quyền thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực khác mà lực lượng Quản lý thị trường được Chính phủ giao thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.
(2) Thanh tra chuyên ngành.
(3) Xử lý vi phạm hành chính.
(4) Thu thập tài liệu, chứng cứ, lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm, trưng cầu giám định, kiểm nghiệm mẫu vật là hàng hóa, tài liệu, giấy tờ, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân.
(5) Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính.
(6) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật với các tổ chức, cá nhân.
(7) Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
(8) Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường;
Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường với cấp có thẩm quyền;
Đề xuất, kiến nghị ban hành, sửa đổi các quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.
(9) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính.
(10) Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016 (được sửa đổi bởi Điều 2 Pháp lệnh 01/2018/UBTVQH14).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?