Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 bệnh viện có làm việc không? Khám bệnh BHYT vào ngày lễ được không?
Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 bệnh viện có làm việc không?
Tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 định nghĩa viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Từ đó có thể hiểu đối với bác sĩ, y tá, điều dưỡng,... được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc giữ ngạch lương theo trình độ thì sẽ là viên chức. Còn đối với bác sĩ, y tá, điều dưỡng,.. làm việc tại các tổ chức tư nhân thì sẽ được xem là người lao động.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức 2010, viên chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động, cụ thể theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Theo quy định trên, người lao động, viên chức sẽ được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương 01 ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch), 01 ngày Chiến thắng (30 tháng 4 dương lịch) và 01 ngày Quốc tế lao động (1 tháng 5 dương lịch).
Tuy nhiên, hầu hết các bệnh viện công lập đều có trực khám và khoa cấp cứu hoạt động 24/7, kể cả ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, bệnh viện có giường bệnh nội trú, có giường lưu để theo dõi, điều trị người bệnh và cơ sở cấp cứu ngoại viện phải tổ chức trực khám chữa bệnh liên tục theo thời gian hoạt động được ghi trong giấy phép hoạt động, kể cả ngày lễ, tết, ngày nghỉ, để kịp thời cấp cứu và duy trì các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khác.
Việc trực khám bệnh, chữa bệnh ở bệnh viện được hướng dẫn cụ thể tại Chương 8 Thông tư 32/2023/TT-BYT.
Lịch làm việc chi tiết vào ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 sẽ do từng bệnh viện thông báo.
>>> Xem thêm:
Không cho người lao động nghỉ lễ 30/4-1/5, doanh nghiệp có bị phạt?
30/4 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục, lịch học bù của học sinh thế nào?
30/4 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục, được nghỉ có hưởng lương mấy ngày?
30/4 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục, dùng phép năm hay đi làm bù?
Dịp lễ 30/4 và 1/5 bệnh viện có làm việc không? (Hình từ Internet)
Bệnh viện có khám bảo hiểm y tế vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5?
Theo quy định tại khoản 10 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh một số trường hợp như sau:
Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh một số trường hợp
...
10. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế vào ngày nghỉ, ngày lễ:
a) Người có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm về nhân lực, điều kiện chuyên môn, công khai những khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế và phải thông báo trước cho người bệnh; thông báo bằng văn bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội để bổ sung vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh trước khi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh vào ngày lễ, ngày nghỉ để làm cơ sở thanh toán.
Như vậy, người lao động có thể hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh vào ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 nếu bệnh viện có tổ chức khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế vào những ngày này.
Trường hợp người lao động đi khám chữa bệnh ở các cơ sở không tổ chức khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế vào ngày nghỉ lễ thì sẽ tự chịu chi phí khám chữa bệnh phát sinh.
Bệnh viện sẽ ưu tiên khám chữa bệnh cho những đối tượng nào?
Các trường hợp ưu tiên khám chữa bệnh được quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh
...
2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
...
Theo đó, bệnh viện sẽ ưu tiên khám chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của từng bệnh viện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?