Nghị định 74/2025/NĐ-CP sửa đổi quy định về bảo hiểm y tế đối với QĐND, CAND và người làm công tác cơ yếu?
Nghị định 74/2025/NĐ-CP sửa đổi quy định về bảo hiểm y tế đối với QĐND, CAND và người làm công tác cơ yếu?
Ngày 31/3/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 74/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 70/2015/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2008 với Quân đội nhân dân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu.
TẢI VỀ Nghị định 74/2025/NĐ-CP
Theo đó, tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2025/NĐ-CP sửa đổi khoản 1 Điều 4 Nghị định 70/2015/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng đối với Quân đội nhân dân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025, cụ thể như sau:
Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 hoặc mức tham chiếu theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008, cụ thể:
- Bằng 4,5% tiền lương tháng đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a và điểm c khoản 3 Điều 2 Nghị định 70/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 74/2025/NĐ-CP.
- Bằng 4,5% mức tham chiếu đối với đối tượng quy định tại các điểm b, c và d khoản 1, các điểm b, c và d khoản 2, điểm b và d khoản 3, khoản 4 Điều 2 Nghị định 70/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 74/2025/NĐ-CP;
- Bằng 4,5% mức tham chiếu đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a và điểm c khoản 3 Điều 2 Điều 2 Nghị định 70/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 74/2025/NĐ-CP khi nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng hoặc khi nghỉ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH.
Bên cạnh đó, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu được quy định tại Điều 2 Nghị định 70/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 74/2025/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc Bộ Quốc phòng quản lý gồm:
- Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân đang tại ngũ, học viên quân đội hưởng sinh hoạt phí là người Việt Nam;
- Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
- Học viên quân đội hưởng sinh hoạt phí là người nước ngoài.
(2) Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc Bộ Công an quản lý gồm:
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong lực lượng công an nhân dân;
- Học viên công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí là người Việt Nam;
- Học viên công an hưởng sinh hoạt phí là người nước ngoài.
(3) Người làm công tác cơ yếu tham gia bảo hiểm y tế gồm:
- Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ;
- Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người Việt Nam;
- Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
- Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người nước ngoài.
(4) Dân quân thường trực.
(5) Cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ; cơ quan, tổ chức có liên quan đến thực hiện bảo hiểm y tế đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu và Nhân dân quy định tại điểm c khoản 4 Điều 31 của Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024.
*Trên đây là thông tin về "Nghị định 74/2025/NĐ-CP sửa đổi quy định về bảo hiểm y tế đối với QĐND, CAND và người làm công tác cơ yếu?"
Nghị định 74/2025/NĐ-CP sửa đổi quy định về bảo hiểm y tế đối với QĐND, CAND và người làm công tác cơ yếu? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân là gì?
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân được quy định tại Điều 4 Luật Công an nhân dân 2018, cụ thể như sau:
- Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
- Được tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
- Tuân thủ Hiến pháp 2013 và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Chức năng của Công an nhân dân là gì?
Chức năng của Công an nhân dân được quy định tại Điều 15 Luật Công an nhân dân 2018, cụ thể như sau:
- Tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
- Thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
- Đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tại sao có Valentine đen ngày 14 4? Valentine đen ngày 14 4 dành cho ai? Ngày 14 4 Valentine đen có phải ngày lễ lớn?
- Cục Quản lý lao động ngoài nước có tên giao dịch quốc tế là gì? Chức năng của Cục Quản lý lao động ngoài nước là gì?
- Danh sách sáp nhập tỉnh thành 2025 theo Nghị quyết 60 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có tên, trụ sở ra sao?
- Điều kiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 2? Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng 2?
- Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính thế nào?