Điều kiện để hình ảnh Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam được sử dụng trong nội dung quảng cáo là gì?
Điều kiện để hình ảnh Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam được sử dụng trong nội dung quảng cáo là gì?
Theo khoản 1 Điều 7 Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo ban hành kèm theo Quyết định 4149/QĐ-BVHTTDL năm 2017 quy định về việc tôn trọng các biểu tượng của dân tộc, đất nước trong hoạt động quảng cáo như sau:
Tôn trọng các biểu tượng của dân tộc, đất nước
1. Hình ảnh Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, Quốc kỳ chỉ được sử dụng trong những trường hợp có nội dung tôn trọng, tôn vinh, thể hiện tinh thần yêu nước, hoặc thể hiện những di sản hoặc truyền thống của dân tộc Việt Nam.
2. Nội dung quảng cáo có liên quan đến sự kiện lịch sử, sự kiện quốc gia, các anh hùng dân tộc phải được thể hiện chính xác và trang nghiêm.
3. Khi sử dụng biểu tượng, hình ảnh của các quốc gia khác trong quảng cáo, phải thể hiện sự tôn trọng, không gây ảnh hưởng tiêu cực, bất lợi về quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
Như vậy, hình ảnh Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ được sử dụng trong những trường hợp có nội dung tôn trọng, tôn vinh, thể hiện tinh thần yêu nước, hoặc thể hiện những di sản hoặc truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra cần lưu ý thêm các trường hợp sau:
- Nội dung quảng cáo có liên quan đến sự kiện lịch sử, sự kiện quốc gia, các anh hùng dân tộc phải được thể hiện chính xác và trang nghiêm.
- Khi sử dụng biểu tượng, hình ảnh của các quốc gia khác trong quảng cáo, phải thể hiện sự tôn trọng, không gây ảnh hưởng tiêu cực, bất lợi về quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
Hình ảnh Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Công văn 4789-CV/BTGTW năm 2023 quy định về sử dụng Đảng kỳ và hình ảnh Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:
1. Sử dụng Đảng kỳ và hình ảnh Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam, biểu tượng “Búa - Liềm” theo quy cách sau đây (có phụ lục 01 gửi kèm).
- Hình dáng, kích thước: Đảng kỳ hình chữ nhật, ở giữa có biểu tượng “Búa - Liềm”, kích thước chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, tùy vào quy mô, tính chất sự kiện và mục đích sử dụng để lựa chọn kích thước cho phù hợp bảo đảm đúng tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng.
- Biểu tượng “Búa - Liềm” (Đảng huy): “Búa” và “Liềm” đặt vuông góc với nhau (không có nét chồng tại chỗ giao nhau giữa “Búa” và “Liềm”). Đường kính của “Búa - Liềm” bằng 4/10 chiều ngang lá cờ; “Búa - Liềm” đặt ở trung tâm của lá cờ. Hình “Búa” đặt chếch lên 45 độ so với chiều ngang lá cờ; cán “Búa” và cán “Liềm” hình chữ nhật; mặt trên cùng đầu “Búa” tạo thành đường thẳng với đỉnh nhọn lưỡi “Liềm”; điểm giao giữa cán “Búa” và đầu “Búa” tạo thành đường thẳng với mặt trên cán “Liềm”; điểm dưới cùng của cán “Búa” tạo thành đường thẳng ngang với điểm dưới cùng của cán “Liềm”.
- Màu sắc: Nền cờ màu đỏ tươi (như màu của Quốc kỳ); biểu tượng Búa - Liềm màu vàng tươi (như màu ngôi sao vàng 5 cánh của Quốc kỳ).
Điều kiện để hình ảnh Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam được sử dụng trong nội dung quảng cáo là gì? (Hình từ internet)
Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động quảng cáo?
Theo Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo bao gồm:
Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
1. Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này.
2. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
3. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
4. Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
5. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
6. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
12. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
13. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
14. Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
15. Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
16. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?