Diện tích các tỉnh được định hướng lên thành phố trực thuộc trung ương theo theo Quyết định 891 như nào?

Diện tích các tỉnh được định hướng lên thành phố trực thuộc trung ương theo theo Quyết định 891 như nào? Đại biểu Hội đồng nhân dân của thành phố trực thuộc trung ương phải có có tiêu chuẩn gì? Thành phố trực thuộc trung ương có số lượng đại biểu hội đồng nhân dân theo quy định mới hiện nay là bao nhiêu người?

Diện tích các tỉnh được định hướng lên thành phố trực thuộc trung ương theo theo Quyết định 891 như nào?

Diện tích các tỉnh được định hướng lên thành phố trực thuộc trung ương theo theo Quyết định 891 như nào?

Diện tích các tỉnh được định hướng lên thành phố trực thuộc trung ương theo theo Quyết định 891 như nào? (Hình từ Internet)

Theo Phụ lục 1 Quy hoạch hệ thống đô thị đến năm 2030 "Danh mục các loại đô thị đặc biệt, loại I, loại II, loại III" ban hành kèm theo Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024 nêu danh sách các tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương gồm có các tỉnh sau:

- Thừa Thiên Huế (đã lên thành phố trực thuộc Trung ương từ 01/01/2025, với tên gọi TP. Huế theo Nghị quyết 175/2024/QH15 ngày 30/11/2024)

- Khánh Hòa: Đến năm 2030, tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

- Bắc Ninh: Đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh đạt các tiêu chí đô thị Loại I và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

- Bà Rịa - Vũng Tàu: Đến năm 2030, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phấn đấu cơ bản đạt tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương

- Quảng Ninh: Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

- Ninh Bình: Đến năm 2030, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương

- Hải Dương: Đến năm 2030, đạt một số tiêu chí cơ bản của thành phố trực thuộc Trung ương. Đến năm 2050 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

- Bình Dương: Đến năm 2030, Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện tích hiện nay của các tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương như sau:

STT

Tỉnh được định hướng

Diện tích hiện nay

1

Khánh Hòa

5.199,6

2

Bắc Ninh

822,7

4

Bà Rịa - Vũng Tàu

1.982,6

5

Ninh Bình

1.411,8

6

Hải Dương

1.668,3

7

Quảng Ninh

6.207,9

8

Bình Dương

2.694,6

Số liệu được tổng hợp từ thông tin mới nhất của Tổng cục Thống kê

Đại biểu Hội đồng nhân dân của thành phố trực thuộc trung ương phải có có tiêu chuẩn gì?

Tại Điều 5 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về tiêu chuẩn đại biểu hội đồng nhân dân như sau:

Hội đồng nhân dân
1. Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
3. Đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
b) Chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
c) Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
d) Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân;
đ) Cư trú hoặc công tác tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở đơn vị hành chính mà mình là đại biểu Hội đồng nhân dân;
e) Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
.....

Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

- Chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân;

- Cư trú hoặc công tác tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở đơn vị hành chính mà mình là đại biểu Hội đồng nhân dân;

- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

Thành phố trực thuộc trung ương có số lượng đại biểu hội đồng nhân dân theo quy định mới hiện nay là bao nhiêu người?

Tại Điều 28 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về số lượng đại biểu hội đồng nhân dân như sau:

Số Iượng đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 500.000 dân thì cứ thêm 50.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 75 đại biểu;
b) Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 70.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu;
c) Thành phố trực thuộc trung ương có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 60.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu;
d) Thành phố Hồ Chí Minh được bầu 95 đại biểu. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô.

Số lượng đại biểu hội đồng nhân dân sẽ phụ thuộc vào số dân của các thành phố, cụ thể:

+ Thành phố trực thuộc trung ương có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu;

+ Có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 60.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu.

Thành phố trực thuộc trung ương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Định hướng Hưng Yên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định 489 đúng hay không?
Pháp luật
Danh sách tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo Quyết định 891 gồm các tỉnh nào?
Pháp luật
Diện tích các tỉnh được định hướng lên thành phố trực thuộc trung ương theo theo Quyết định 891 như nào?
Pháp luật
Tên gọi trước đây của Thành phố Hồ Chí Minh là gì? Ý tưởng đặt tên Thành phố Hồ Chí Minh bắt nguồn từ đâu?
Pháp luật
Cách tính điểm phân loại ĐVHC thành phố trực thuộc trung ương như thế nào? Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương là gì?
Pháp luật
6 Thành phố trực thuộc Trung ương năm 2025 của Việt Nam chính thức? Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6?
Pháp luật
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương 2025? Khi nào Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định 1745/QĐ-TTg?
Pháp luật
Việt Nam hiện có 06 thành phố trực thuộc trung ương đúng không? Thành phố trực thuộc trung ương phải đảm bảo những tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở TPTTTƯ?
Pháp luật
Ban hành Quyết định 891 quy định danh mục Thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I, II, III ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thành phố trực thuộc trung ương
64 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào