Danh sách tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo Quyết định 891 gồm các tỉnh nào?
Danh sách các tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo Quyết định 891 gồm các tỉnh nào?
>> Đề án sáp nhập tỉnh, xã 2025 trình Quốc hội và UBTVQH
>> Danh sách các tỉnh thành mới hình thành sau sáp nhập tỉnh thành 2025 vận hành từ khi nào?
>> 34 tỉnh thành dự kiến sau sáp nhập 2025
Danh sách các tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo Quyết định 891 gồm các tỉnh nào? (Hình từ Internet)
Tại Phụ lục 1 Quy hoạch hệ thống đô thị đến năm 2030 "Danh mục các loại đô thị đặc biệt, loại I, loại II, loại III" ban hành kèm theo Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024 quy định danh sách các tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương như sau:
STT | Tỉnh được định hướng | Dự kiến loại đô thị đến năm 2030 |
1 | Thừa Thiên Huế (đã lên thành phố trực thuộc Trung ương từ 01/01/2025, với tên gọi TP. Huế theo Nghị quyết 175/2024/QH15 ngày 30/11/2024) | Loại I |
2 | Khánh Hòa: Đến năm 2030, tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương | Loại I |
3 | Bắc Ninh: Đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh đạt các tiêu chí đô thị Loại I và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương | Loại I |
4 | Bà Rịa - Vũng Tàu: Đến năm 2030, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phấn đấu cơ bản đạt tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương | Loại I |
5 | Quảng Ninh: Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương | Loại I |
6 | Ninh Bình: Đến năm 2030, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương | Loại I |
7 | Hải Dương: Đến năm 2030, đạt một số tiêu chí cơ bản của thành phố trực thuộc Trung ương. Đến năm 2050 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương | Loại I |
8 | Bình Dương: Đến năm 2030, Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. | Loại I |
Số lượng đại biểu hội đồng nhân dân đối với thành phố trực thuộc trung ương theo quy định mới hiện nay là bao nhiêu người?
Tại Điều 28 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về số lượng đại biểu hội đồng nhân dân như sau:
Số Iượng đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 500.000 dân thì cứ thêm 50.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 75 đại biểu;
b) Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 70.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu;
c) Thành phố trực thuộc trung ương có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 60.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu;
d) Thành phố Hồ Chí Minh được bầu 95 đại biểu. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô.
Theo đó, việc xác định số lượng đại biểu hội đồng nhân dân sẽ phụ thuộc vào số dân của các thành phố, cụ thể:
+ Thành phố trực thuộc trung ương có từ 1.000.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu;
+ Có trên 1.000.000 dân thì cứ thêm 60.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu.
Nhiệm vụ hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là gì?
Nhiệm vụ hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được quy định tại Điều 15 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 như sau:
- Quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm; quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực của địa phương theo quy định của pháp luật;
- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các nội dung liên quan đến phí, lệ phí, việc vay các nguồn vốn theo quy định của pháp luật;
- Quyết định cơ chế, chính sách, biện pháp để phát triển các lĩnh vực tài chính, đầu tư, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đất đai, tài nguyên, môi trường, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế, hành chính tư pháp, nội vụ, lao động, xã hội, văn hóa, thông tin, du lịch, thể dục thể thao của địa phương theo quy định của pháp luật;
- Quyết định biện pháp để thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo; biện pháp bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đối ngoại; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, bảo đảm quyền con người, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương theo quy định của pháp luật;
- Căn cứ vào chủ trương của Đảng, quyết định áp dụng thí điểm các chính sách đặc thù, đặc biệt, chưa được quy định trong pháp luật để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn sau khi đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phép;
- Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình;
- Quyết định thành lập, tổ chức lại, thay đổi tên gọi, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật;
- Quyết định biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quan của chính quyền địa phương các cấp theo chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao; quyết định tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý; quyết định tổng số lượng và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; quyết định chính sách trọng dụng nhân tài, chính sách thu hút, khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại địa phương phù hợp với điều kiện, khả năng ngân sách của địa phương;
- Xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính ở địa phương;
- Quyết định đặt tên, đổi tên đường, phố, quảng trường, công trình công cộng ở địa phương theo quy định của pháp luật;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân cùng cấp; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm theo quy định của pháp luật;
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo quy định của pháp luật;
- Giám sát việc thi hành Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan khác ở địa phương theo quy định của pháp luật;
- Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và chấp thuận việc đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình thôi làm nhiệm vụ đại biểu theo quy định của pháp luật;
- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp mình; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật;
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và Hội đồng nhân dân cấp huyện;
- Giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
- Quyết định chiến lược, cơ chế, chính sách, biện pháp để phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị, các ngành, lĩnh vực trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Quyết định biện pháp để phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong mối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước theo quy định của pháp luật;
- Quyết định biện pháp quản lý dân cư ở thành phố và tổ chức đời sống dân cư đô thị theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng? Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận cung cấp trò chơi G2, G3, G4 trên mạng?
- Muốn giải thể đơn vị hành chính cần đảm bảo điều kiện gì theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất?
- Trách nhiệm của thí sinh tham gia dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia? Quản lý và sử dụng dữ liệu thi tốt nghiệp THPT quốc gia?
- Chế độ làm việc của Chính phủ được quy định như thế nào theo Luật Tổ chức Chính phủ mới nhất hiện nay?
- Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội theo quy định pháp luật mới nhất được quy định như thế nào?