Đào tạo lái xe hạng B có phải lập báo cáo đăng ký sát hạch không? Đào tạo lái xe hạng B dùng mẫu báo cáo đăng ký sát hạch lái xe ra sao?
Đào tạo lái xe hạng B có phải lập báo cáo đăng ký sát hạch không?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 7 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT quy định về đào tạo lái xe các hạng B, C1 như sau:
Đào tạo lái xe các hạng B, C1
...
b) Số học viên học thực hành lái xe được quy định cho một xe tập lái: hạng B không quá 05 học viên, hạng C1 không quá 08 học viên; trong đó, quãng đường tập lái xe được tính cho từng học viên và thời gian tập lái xe trên sân tập lái được tính cho nhóm học viên trên xe tập lái.
3. Báo cáo đăng ký sát hạch
Cơ sở đào tạo lái xe tiếp nhận hồ sơ của người học lái xe đảm bảo đủ điều kiện và thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Thông tư này; lập báo cáo đăng ký sát hạch (báo cáo 1) gửi Sở Giao thông vận tải bằng một trong các hình thức: trực tiếp, dị ch vụ bưu chính, trên môi trường điện tử đồng thời truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe:
a) Đào tạo lái xe các hạng B, C1: cơ sở đào tạo lái xe lập báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học viên (báo cáo 1), kế hoạch đào tạo theo quy định tại Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Giao thông vận tải; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo lái xe;
b) Báo cáo 1 các hạng B, C1 không quá 07 ngày làm việc sau khai giảng; Thủ trưởng đơn vị được Sở Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe kiểm tra, ký tên vào từng trang (bao gồm tất cả các trang của báo cáo 1).
...
Bên cạnh đó, điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về giấy phép lái xe như sau:
Giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe bao gồm các hạng sau đây:
...
b) Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
c) Hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
d) Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg;
đ) Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B;
e) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B và hạng C1;
...
Theo đó, giấy phép lái xe hạng B được cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg.
Như vậy, khi đào tạo lái xe hạng B thì cơ sở đào tạo lái xe có trách nhiệm phải lập báo cáo đăng ký sát hạch gửi cho Sở Giao thông vận tải.
Đào tạo lái xe các hạng B có phải lập báo cáo đăng ký sát hạch không? Đào tạo lái xe hạng B dùng mẫu báo cáo đăng ký sát hạch lái xe ra sao? (Hình từ Internet)
Đào tạo lái xe hạng B dùng mẫu báo cáo đăng ký sát hạch lái xe ra sao?
Mẫu báo cáo đăng ký sát hạch lái xe đối với đào tạo lái xe hạng B được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 35/2024/TT-BGTVT. Nội dung của báo cáo đăng ký sát hạch lái xe đối với đào tạo lái xe hạng B như sau:
TẢI VỀ: Mẫu báo cáo đăng ký sát hạch lái xe đối với đào tạo lái xe hạng B
Tổng thời gian đào tạo đối với giấy phép hạng B xe số sàn là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT quy định về đào tạo lái xe các hạng B, C1 như sau:
- Tổng thời gian đào tạo lý thuyết là: 152 giờ, bao gồm:
+ Pháp luật về giao thông đường bộ;
+ Cấu tạo và sửa chữa thông thường;
+ Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông;
+ Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
+ Kỹ thuật lái xe;
+ Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông.
+ Tổng thời gian đào tạo thực hành là: 83 giờ, bao gồm:
+ Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên;
+ Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên;
+ Số giờ thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên;
+ Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên.
Như vậy, 235 giờ là tổng thời gian đào tạo đối với giấy phép hạng B xe số sàn.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc? Nguyên tắc xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc?
- Liên hệ bản thân về công tác cán bộ? Liên hệ thực tiễn về quản lý cán bộ công chức ở cơ sở? Liên hệ thực tế về công tác cán bộ?
- Kết quả lấy ý kiến Nhân dân về sáp nhập tỉnh, xã, đổi tên đơn vị hành chính được lấy để hoàn thiện đề án sáp nhập đúng không?
- Cơ quan nào được sử dụng tiền thu từ việc xử phạt vi phạm về an toàn giao thông sau khi nộp vào ngân sách nhà nước?
- Có phải thực hiện kê khai giá đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 36 tháng tuổi không?