Kết quả lấy ý kiến Nhân dân về sáp nhập tỉnh, xã, đổi tên đơn vị hành chính được lấy để hoàn thiện đề án sáp nhập đúng không?
- Kết quả lấy ý kiến Nhân dân về sáp nhập tỉnh, xã, đổi tên đơn vị hành chính được lấy để hoàn thiện đề án sáp nhập đúng không?
- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp có trong hồ sơ đề án thành lập đơn vị hành chính không?
- Cơ quan nào có quyền quyết định sáp nhập tỉnh, xã, đổi tên đơn vị hành chính?
Kết quả lấy ý kiến Nhân dân về sáp nhập tỉnh, xã, đổi tên đơn vị hành chính được lấy để hoàn thiện đề án sáp nhập đúng không?
Theo Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
...
3. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
4. Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
5. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
6. Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Như vậy, sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân về sáp nhập đơn vị hành chính thì cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc sáp nhập đơn vị hành chính.
Kết quả lấy ý kiến Nhân dân về sáp nhập tỉnh, xã, đổi tên đơn vị hành chính được lấy để hoàn thiện đề án sáp nhập đúng không? (hình từ internet)
Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp có trong hồ sơ đề án thành lập đơn vị hành chính không?
Theo Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
a) Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
b) Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
c) Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
d) Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
...
Như vậy, báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan nằm trong hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh, xã, đổi tên đơn vị hành chính theo quy định.
Cơ quan nào có quyền quyết định sáp nhập tỉnh, xã, đổi tên đơn vị hành chính?
Theo Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Như vậy, cơ quan có quyết định sáp nhập tỉnh, xã, đổi tên đơn vị hành chính được quy định như sau:
Quốc hội quyết định sáp nhập đơn vị hành chính và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sáp nhập đơn vị hành chính và đổi tên đơn vị hành chính cấp xã.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- 3+ Nghị luận xã hội về tầm quan trọng của ngoại ngữ trong môn ngữ văn 12? Lập dàn ý? Yêu cầu cần đạt Môn Ngữ Văn Lớp 12?
- Người phạm tội giết 2 người trở lên được thực hiện đề nghị đặc xá vào ngày Chiến thắng 30 tháng 4 không?
- Mẫu Quyết định chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng mới nhất theo Thông tư 62?
- Sài Gòn đi đâu trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025? Làm gì trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 3 ở Sài Gòn?
- Mẫu báo cáo quyết toán nguồn thu ngân sách nhà nước mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Thông tư 91?