Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc là gì? Đây là lần thứ bao nhiêu tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc?
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc là gì? Đây là lần thứ bao nhiêu tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc?
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc là hoạt động văn hóa của Liên Hợp Quốc. Ngày 15 tháng 12 năm 1999, đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 54 quyết định Vesak hay còn gọi là lễ Tam hợp kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là lễ hội văn hóa tôn giáo vì hòa bình.
Từ năm 2000 đến nay, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc đã được tổ chức 19 lần tại Trụ sở Liên Hợp Quốc và các nước trên thế giới. Và lần thứ 20 năm nay được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam với chủ đề chính là "Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững".
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 do Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp quốc (ICDV), Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng tổ chức tại Học viện Phật giáo Việt Nam (tại cơ sở 2: xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 5 năm 2025.
Lễ khai mạc và bế mạc Đại lễ sẽ diễn ra tại Hội trường Học viện Phật giáo Việt Nam, được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên một số cơ quan thông tấn, báo đài.
Như vậy, đây là lần thứ 20 tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc.
*Lưu ý:Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc là gì? Đây là lần thứ bao nhiêu tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc? (Hình từ Internet)
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc có được xem là lễ hội tín ngưỡng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 giải thích về lễ hội tín ngưỡng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
3. Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
4. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.
5. Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
...
Theo đó, lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
Do đó, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc được xem là lễ hội tín ngưỡng theo quy định của pháp luật.
Đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên người tham gia Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc đốt vàng mã không đúng nơi quy định có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP)










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chỉ số PCI là gì? Bảng xếp hạng PCI 2024? Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2024? Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh 2024?
- Ngày 17 tháng 5 năm 1990 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 17 5 1990? Hôn nhân đồng giới có bị pháp luật Việt Nam cấm không?
- Mẫu viết bài văn kể lại một câu chuyện em yêu thích trong đó có những chi tiết sáng tạo lớp 5?
- Có tinh giản biên chế giáo viên khi giảm 20% biên chế CBCCVC trong sắp xếp bộ máy theo Công văn 2034?
- Việc mua bán điện với nước ngoài đối với từng dự án xuất nhập khẩu cần được thực hiện như thế nào?