Lộ trình tuyến xe buýt tham dự Đại lễ Phật Đản Vesak tại TP.HCM ra sao? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Phật đản không?
Lộ trình tuyến xe buýt tham dự đại lễ Phật Đản Vesak tại TP.HCM?
Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TP.HCM) với chủ đề: “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững” từ ngày 05/5/2025 – 12/5/2025 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh.
Sau đây là lộ trình tuyến xe buýt tham dự Đại lễ Phật Đản Vesak tại TP.HCM:
Hướng đi chính: Khách tham dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 có thể đón tuyến xe buýt số 81 (Bến xe buýt Chợ Lớn - Khu công nghiệp Lê Minh Xuân) để đến đường Vườn Thơm và xuống tại trạm Bãi tập xe Trường Cao đẳng Giao thông vận tải 3.
Sau đó, khách tham dự đi bộ khoảng 26m sang lề đường đối diện về phía tay trái đến điểm dừng xe buýt Bãi tập xe Trường Cao đẳng Giao thông tận tải 3. Tại đó, xe trung chuyển miễn phí sẵn sàng phục vụ hành khách đến địa điểm diễn ra các hoạt động của Đại lễ Vesak 2025.
Một số tuyến xe buýt chính để đến khu vực bắt xe buýt số 81 như sau:
+ Bến xe buýt Sài Gòn (Quận 1): Khách tham dự đón xe buýt số 04, 27 hoặc 65 về Bến xe An Sương. Tại Bến xe An Sương, khách tham dự đón xe buýt số 71 về trạm Trường Tiểu học Cầu Xáng và tiếp tục đón xe buýt số 81.
+ Bến xe Chợ Lớn: Khách tham dự đón trực tiếp xe buýt số 81 đến trạm Bãi tập xe Trường Cao đẳng Giao thông tận tải 3 và di chuyển đến bãi xe trung chuyển số 3 theo hướng dẫn chung.
+ Trạm trung chuyển Hàm Nghi: Khách tham dự đón xe buýt số 01 hoặc 56 về Bến xe buýt Chợ Lớn, sau đó đón xe buýt số 81.
+ Tại Bến xe miền Đông (quận Bình Thạnh): Khách tham dự có thể đón xe buýt số 24 về bến xe An Sương, sau đó đón xe buýt số 71 về trạm Trường tiểu học Cầu Xáng và tiếp tục đón xe buýt số 81; hoặc đón xe buýt số 14 đến trạm Tân Hóa và chuyển sang đón xe buýt số 81.
Thông tin mang tính tham khảo!
Lộ trình tuyến xe buýt tham dự Đại lễ Phật Đản Vesak tại TP.HCM ra sao? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Phật đản không? (Hình từ Internet)
Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân Việt Nam trong Đại lễ Phật Đản Vesak được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân Việt Nam trong Đại lễ Phật Đản Vesak như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
- Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
Người lao động có được nghỉ làm vào Đại Lễ Phật đản Vesak không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ dịp lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Va, căn cứ Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, ngày Lễ Phật đản Vesak 2025 không thuộc một trong những ngày lễ mà người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương theo quy định.
Trong trường hợp nếu ngày Lễ Phật đản Vesak 2025 trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ làm. Tuy nhiên, người lao động cũng có thể chủ động xin nghỉ phép theo diện phép năm hoặc nghỉ không lương vào ngày ngày Lễ Phật đản Vesak 2025.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Làn dừng xe khẩn cấp là gì? Chiều rộng tối thiểu là bao nhiêu? Trường hợp hầm không bố trí xử lý thế nào?
- Mẫu viết bài văn nghị luận về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội? Yêu cầu cần đạt trong quy trình viết văn nghị luận lớp 9?
- Thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh năm 2025 theo Quyết định 1330 ra sao?
- Loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ là gì? Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thuộc họ Khỉ và Vượn?
- Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực là gì? Sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực được quy định như thế nào?