Có tinh giản biên chế giáo viên khi giảm 20% biên chế CBCCVC trong sắp xếp bộ máy theo Công văn 2034?
Giảm 20% biên chế cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp bộ máy thì có tinh giản biên chế đối với giáo viên không?
Căn cứ tại Mục I Công văn 2034/BNV-TCBC năm 2025, hướng dẫn về thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Về thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
Khi đánh giá tác động trong quá trình xây dựng chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Nội vụ đã báo cáo cấp có thẩm quyền dự kiến phương án giảm 20% biên chế (không bao gồm viên chức sự nghiệp giáo dục và y tế). Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức không bao gồm viên chức sự nghiệp giáo dục và y tế.
Như vậy, theo nội dung nêu trên thì dự kiến phương án giảm 20% biên chế cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó, không bao gồm viên chức là giáo viên.
Có tinh giản biên chế giáo viên khi giảm 20% biên chế CBCCVC trong sắp xếp bộ máy theo Công văn 2034? (Hình từ Internet)
Tinh gọn bộ máy 2025 gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại CBCCVC đúng không?
Tại tiểu mục 3 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 252/QĐ-BNV năm 2025, Bộ Nội vụ có nêu ra nhiệm vụ cụ thể về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước năm 2025, trong đó có nêu về việc tinh gọn bộ máy gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại CBCCVC như sau:
Tham mưu xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, tập trung vào nhiệm vụ rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; giảm đầu mối bên trong của các cơ quan, đơn vị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC theo chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ; tập trung xây dựng, thẩm định trình Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp.
Xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 123/2016/NĐ-CP, Nghị định 101/2020/NĐ-CP và những nội dung sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 92/2017/NĐ-CP và Nghị định 83/2024/NĐ-CP.
Chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP ra sao?
Chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP gồm:
(1) Chính sách nghỉ hưu trước tuổi (Điều 5 Nghị định 29/2023/NĐ-CP);
(2) Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước (Điều 6 Nghị định 29/2023/NĐ-CP);
(3) Chính sách thôi việc (Điều 7 Nghị định 29/2023/NĐ-CP);
(4) Chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi và thấp hơn tối thiểu trên 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (Điều 8 Nghị định 29/2023/NĐ-CP);
(5) Chính sách đối với đối tượng tinh giản biên chế dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nghỉ từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền đến trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp (Điều 9 Nghị định 29/2023/NĐ-CP);
Đồng thời tại Điều 11 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế gồm có:
- Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP do ngân sách nhà nước cấp.
Riêng đối với đối tượng là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
Riêng người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ kinh phí thường xuyên của cơ quan, tổ chức.
- Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP được lấy từ kinh phí thường xuyên hoặc từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị.
- Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 29/2023/NĐ-CP được lấy từ kinh phí thường xuyên của Hội bao gồm nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên, nguồn từ hội phí và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 18 Nghị định 29/2023/NĐ-CP được lấy từ nguồn thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp đó khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định khoản 4 Điều 18 Nghị định 29/2023/NĐ-CP được lấy từ kinh phí thường xuyên của Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
>> Xem chi tiết chính sách tinh giản biên chế tại đây










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có tinh giản biên chế giáo viên khi giảm 20% biên chế CBCCVC trong sắp xếp bộ máy theo Công văn 2034?
- Việc mua bán điện với nước ngoài đối với từng dự án xuất nhập khẩu cần được thực hiện như thế nào?
- Ngày 7 tháng 5 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 7 tháng 5 năm 2025 có tốt không? Âm lịch hôm nay ngày 7 5 - Lịch Vạn niên 2025?
- Có diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ không? Kỷ niệm bao nhiêu năm thì diễu binh?
- Bán lòng se điếu giả có bị đi tù không? Ăn lòng se điếu giả bị ngộ độc người tiêu dùng có được bồi thường không?