Có các hoạt động văn hóa Phật giáo nào dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm nay? Khai mạc và bế mạc khi nào?
Có các hoạt động văn hóa Phật giáo nào trong Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm nay?
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc là một sự kiện văn hóa tâm linh mang tầm vóc quốc tế, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức công nhận vào năm 1999. Sự kiện này nhằm tôn vinh ba dấu mốc thiêng liêng trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: ngày Đản sinh, ngày Thành đạo và ngày Nhập Niết bàn.
Trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 còn có các hoạt động như:
- Tôn trí và chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca tại Chùa Thanh Tâm (Bình Chánh) từ ngày 2 5 đến 8 5;
- Tôn trí và chiêm bái Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự (Quận 10);
- Đại lễ tri ân tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước;
- Đêm hội hoa đăng quốc tế cầu quốc thái dân an, hòa bình thế giới;
- Đêm biểu diễn nghệ thuật Phật giáo quốc tế tại Nhà hát Sa La, TP. Thủ Đức;
- Triển lãm văn hóa Phật giáo giới thiệu 87 bảo vật Quốc gia về Phật giáo và Lễ hội ẩm thực tại Khu công viên Láng Le, Bình Chánh;
- Lễ tắm Phật truyền thống;
- Lễ thượng Đại kỳ Phật giáo…
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Có các hoạt động văn hóa Phật giáo nào dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm nay? Khai mạc và bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc khi nào? (Hình từ Internet)
Khai mạc và bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc khi nào? Quy định về tổ chức hoạt động tôn giáo tín ngưỡng như thế nào?
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 sẽ được khai mạc vào sáng ngày 6 5 2025 và Lễ bế mạc sẽ được tổ chức sáng ngày 8 5 2025.
Trước đó, Tổng thống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake sẽ thăm cấp nhà nước đến Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Vesak 2025 từ ngày 4 - 6/5/2025.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, chuyến thăm cấp nhà nước Việt Nam và dự Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc được thực hiện theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Cụ thể, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 được tổ chức từ ngày mùng 1 đến ngày 15 tháng 4 năm Ất Tỵ (nhằm từ ngày 28 4 đến ngày 12 5 2025). Trong đó, chính lễ Phật đản năm 2025 được cử hành vào:
- Ngày mùng 8 tháng 4 năm Ất Tỵ (nhằm 5 5 2025 Dương lịch)
- Ngày rằm tháng 4 năm Ất Tỵ (nhằm 12 5 2025 Dương lịch)
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng như thế nào? Quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc là gì?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng như sau:
- Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Như vậy, đối với tổ chức hoạt động tín ngưỡng cần tuân thủ theo 02 nguyên tắc nêu trên.
Bên cạnh đó, tại Điều 7 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định:
Quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
1. Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự (sau đây gọi chung là hiến chương) của tổ chức tôn giáo.
2. Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
3. Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo.
4. Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo.
5. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo.
6. Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho.
7. Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có 07 quyền như nêu trên.
Nghĩa vụ của cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì?
Căn cứ tại Điều 9 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định:
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có 02 nghĩa vụ cần đảm bảo sau:
- Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp những đoạn văn hay viết về Bác Hồ chọc lọc? Những bài viết về Bác Hồ ngắn gọn, hay nhất?
- Công văn 8413-CV/BTGDVTW năm 2025 về một số nội dung tổ chức đại hội đảng bộ các cấp? Tải về Công văn 8413?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp có chức năng gì? Nhiệm vụ và quyền hạn về an toàn thông tin mạng ra sao?
- Các văn bản nào được đăng tải trên công báo điện tử? Cơ quan nào gửi và tiếp nhận văn bản đăng tải trên công báo điện tử?
- Bài phát biểu Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7 5? Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 7 5 có phải là ngày lễ lớn?