Đại đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý bằng hình thức gì?

Đại đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý bằng hình thức gì? Trường hợp nào xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật? Thời hạn xử lý kỷ luật đối với Đại đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ vi phạm kỷ luật tối đa là bao lâu? - câu hỏi của anh Thế Bảo (Long An)

Có bao nhiêu hình thức xử lý kỷ luật đối với Đại đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm?

Đại đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ

Đại đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ (Hình từ internet)

Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định về hình thức xử lý kỷ luật như sau:

Hình thức kỷ luật
Hình thức kỷ luật Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 48 Luật Dân quân tự vệ; cụ thể như sau:
1. Đối với chiến sĩ Dân quân tự vệ áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Tước danh hiệu Dân quân tự vệ.
2. Đối với các chức vụ chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng chức;
d) Cách chức;
đ) Tước danh hiệu Dân quân tự vệ.

Theo đó, có 05 hình thức xử lý kỷ luật đối với Đại đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm bao gồm:

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Giáng chức;

- Cách chức;

- Tước danh hiệu Dân quân tự vệ.

Đại đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý bằng hình thức gì?

Theo Điều 10 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định như sau:

Vi phạm quyền hạn của các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
1. Người giữ chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai nguyên tắc, quy định hoặc ra mệnh lệnh vượt quá quyền hạn, thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức:
a) Sử dụng trang bị, phương tiện của Dân quân tự vệ để thực hiện hành vi vi phạm;
b) Đã được can ngăn, nhắc nhở nhưng vẫn cố tình vi phạm;
c) Đã bị xử lý kỷ luật chưa được công nhận tiến bộ mà tiếp tục vi phạm.

Theo đó, Đại đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo từng trường hợp sau:

- Người giữ chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai nguyên tắc, quy định hoặc ra mệnh lệnh vượt quá quyền hạn, thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

- Vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức:

+ Sử dụng trang bị, phương tiện của Dân quân tự vệ để thực hiện hành vi vi phạm;

+ Đã được can ngăn, nhắc nhở nhưng vẫn cố tình vi phạm;

+ Đã bị xử lý kỷ luật chưa được công nhận tiến bộ mà tiếp tục vi phạm.

Trường hợp nào xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật đối với Đại đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm?

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định như sau:

Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
1. Tình tiết giảm nhẹ
a) Người vi phạm kỷ luật đã có hành vi ngăn chặn hoặc làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
b) Người vi phạm kỷ luật đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm kỷ luật;
c) Vi phạm kỷ luật do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.
2. Tình tiết tăng nặng
a) Vi phạm kỷ luật nhiều lần khi thực hiện nhiệm vụ;
b) Ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất hoặc tinh thần;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm kỷ luật;
d) Tiếp tục vi phạm kỷ luật mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đó;
đ) Sau khi vi phạm kỷ luật có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm kỷ luật.

Theo đó, trong trường hợp sau đây sẽ xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật đối với Đại đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm:

- Người vi phạm kỷ luật đã có hành vi ngăn chặn hoặc làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

- Người vi phạm kỷ luật đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm kỷ luật;

- Vi phạm kỷ luật do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.

Thời hạn xử lý kỷ luật đối với Đại đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ vi phạm kỷ luật tối đa là bao lâu?

Theo khoản 2 Điều 33 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định như sau:

Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
....
2. Thời hạn xử lý kỷ luật là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật là 03 tháng. Trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra, xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý kỷ luật được kéo dài nhưng không quá 05 tháng.
3. Trường hợp Dân quân tự vệ vi phạm kỷ luật liên quan đến vụ việc, vụ án đang bị các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử thì tạm dừng việc xem xét xử lý kỷ luật. Khi có kết luận cuối cùng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền hoặc bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật thì xem xét xử lý kỷ luật theo quy định. Thời hạn xem xét xử lý kỷ luật áp dụng theo khoản 2 Điều này.
4. Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải chịu trách nhiệm về việc xử lý kỷ luật đối với người vi phạm trong thời hạn quy định.

Theo đó, trường hợp Đại đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm kỷ luật thì sẽ bị xử lý kỷ luật với thời hạn mà luật quy định là 03 tháng.

Tuy nhiên, trong trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra, xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý kỷ luật được kéo dài nhưng tối đa không quá 05 tháng.

Dân quân tự vệ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DÂN QUÂN TỰ VỆ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều kiện để được tặng danh hiệu Đơn vị quyết thắng trong Dân quân tự vệ áp dụng từ ngày 22/12/2024 là gì?
Pháp luật
Tốt nghiệp trung cấp có được vào dân quân tự vệ? Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ giữa nam và nữ có gì khác?
Pháp luật
Xử lý hành vi phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ có bao gồm thôn đội trưởng? Ai có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ Thôn đội trưởng?
Pháp luật
Độ tuổi tham gia Dân quân tự vệ của nữ là bao nhiêu? Công dân nữ tham gia Dân quân tự vệ phải có sức khỏe thế nào?
Pháp luật
Dân quân tự vệ được tổ chức ở địa phương gọi là gì? Tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ có phải là nhiệm vụ của Dân quân tự vệ?
Pháp luật
Dân quân tự vệ tại chỗ làm nhiệm vụ ở đâu? Việc quản lý Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Dân quân tự vệ được tổ chức ở cơ quan nhà nước gọi là gì? Nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình đối với nữ?
Pháp luật
Dân quân tự vệ cơ động là gì? Người tham gia Dân quân tự vệ cơ động phải có lý lịch như thế nào?
Pháp luật
Hình thức kỷ luật nào được áp dụng cho chức vụ chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ? Thời hạn thực hiện nghĩa vụ của chỉ huy đơn vị?
Pháp luật
Cháu của liệt sĩ có được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ hay không? Bao nhiêu tuổi thì sẽ không cần phải thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dân quân tự vệ
734 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dân quân tự vệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dân quân tự vệ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào