Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế là cơ quan thanh tra, kiểm tra người nộp thuế có đúng không? Cơ cấu tổ chức của Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế như thế nào?
Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế là cơ quan thanh tra, kiểm tra người nộp thuế có đúng không?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 1966/QĐ-BTC quy định về vị trí và chức năng của Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế trực thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tham mưu giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành thuế; thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế; thanh tra, kiểm tra giải quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục Thuế.
2. Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế là đơn vị có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng theo quy định của pháp luật.
Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế. Thực hiện các chức năng sau:
+ Tham mưu giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành thuế;
+ Thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế;
+ Thanh tra, kiểm tra giải quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục Thuế.
Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế là cơ quan thanh tra, kiểm tra người nộp thuế có đúng không? (Hình từ Internet)
Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế có quyền thanh tra, kiểm tra thuế đối với toàn bộ người nộp thuế có đúng không?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 1966/QĐ-BTC quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế trực thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
b) Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm của cơ quan Tổng cục Thuế; hướng dẫn, rà soát, tổng hợp trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế của các Cục thuế.
c) Xây dựng các quy định, quy trình nghiệp vụ về công tác thanh tra, kiểm tra thuế, quy trình Nhật ký điện tử, quy chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cơ quan thuế các cấp triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, quy trình nghiệp vụ về công tác thanh tra, kiểm tra thuế, quy trình Nhật ký điện tử, quy chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế.
3. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế và tổng hợp kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế của ngành thuế.
4. Tổ chức triển khai thực hiện theo thẩm quyền công tác thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm: thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo kế hoạch đã được phê duyệt; thanh tra, kiểm tra thuế đột xuất; thanh tra, kiểm tra thuế chuyên đề và các hình thức thanh tra, kiểm tra thuế khác theo quy định của pháp luật.
5. Chỉ đạo ngành thuế về công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với toàn bộ người nộp thuế, bao gồm cả người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, gian lận thuế, trốn thuế.
6. Chỉ đạo, theo dõi, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo việc thực hiện các kết luận, kiến nghị về thuế của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Cơ quan Công an.
7. Tổ chức thanh tra lại kết quả thanh tra, thanh tra kết quả kiểm tra thuế của cơ quan thuế các cấp theo quy định của pháp luật.
8. Tổng hợp, theo dõi, rà soát kết luận thanh tra, kiểm tra thuế, quyết định xử lý về thuế trong toàn ngành thuế.
9. Chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện giải quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
10. Tổ chức xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi bổ sung các chế độ, chính sách không còn phù hợp được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.
11. Trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành thuế.
12. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện giám định tư pháp về thuế theo quy định của pháp luật.
13. Chủ trì về nghiệp vụ và phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra của ngành thuế và cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế thuộc lĩnh vực quản lý của ngành thuế.
14. Chủ trì về nghiệp vụ và phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng tiêu chí, biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro thuộc lĩnh vực thanh tra, kiểm tra thuế; phân tích đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế, xác định các lĩnh vực rủi ro, chỉ đạo cơ quan thuế các cấp thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế; triển khai việc thu thập, xử lý, sử dụng thông tin từ người nộp thuế, cơ quan thuế và từ bên thứ ba thuộc lĩnh vực quản lý.
15. Tổ chức thực hiện hướng dẫn, tổng hợp, báo cáo, phân tích, đánh giá kết quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong toàn ngành thuế; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
16. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế cho các công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra.
17. Thực hiện quản lý công chức theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.
18. Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu của cơ quan theo quy định.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.
Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế các nhiệm vụ nêu trên. Trong đó bao gồm cả việc chỉ đạo ngành thuế về công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với toàn bộ người nộp thuế, bao gồm cả người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, gian lận thuế, trốn thuế.
Cơ cấu tổ chức của Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 1966/QĐ-BTC quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế trực thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức
Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế được tổ chức 05 phòng:
a) Phòng Tổng hợp.
b) Phòng Thanh tra - Kiểm tra giá chuyển nhượng.
c) Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế số 1.
d) Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế số 2.
đ) Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế số 3.
Quy chế hoạt động, nhiệm vụ cụ thể của các phòng thuộc Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định.
Như vậy, Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế được tổ chức thành 05 phòng, bao gồm:
+ Phòng Tổng hợp.
+ Phòng Thanh tra - Kiểm tra giá chuyển nhượng.
+ Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế số 1.
+ Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế số 2.
+ Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế số 3.
Bên cạnh đó, Điều 4 Quyết định 1966/QĐ-BTC cũng quy định về lãnh đạo Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế như sau:
- Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng; Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục.
Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?