Dấu chấm là gì? Công dụng của dấu chấm? Cách sử dụng dấu chấm? Ví dụ dấu chấm? Chương trình lớp mấy học về công dụng của dấu chấm?

Dấu chấm là gì? Công dụng của dấu chấm? Cách sử dụng dấu chấm? Cho 3 ví dụ về dấu chấm? Chương trình lớp mấy học về công dụng của dấu chấm? Yêu cầu cần đạt trong nói và nghe môn Tiếng việt lớp 2 là gì Cách thức đánh giá môn Ngữ văn trong chương trình trung học phổ thông ra sao?

Dấu chấm là gì? Công dụng của dấu chấm? Cách sử dụng dấu chấm? Cho 3 ví dụ về dấu chấm?

Dấu chấm (.) là một dấu câu được sử dụng rộng rãi và là một trong mười dấu câu của tiếng Việt. Dấu chấm dùng ở cuối câu tường thuật. Điều đó có nghĩa là câu đã kết thúc.

Trong tiếng Việt, khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu chấm, là chỗ có quãng ngắt tương đối dài hơn, so với dấu phẩy, dấu chấm phẩy.

Công dụng của dấu chấm: Dùng để kết thúc câu tường thuật.

Cách sử dụng dấu chấm:

- Dấu chấm đặt ở cuối câu. Viết hết câu phải ghi dấu chấm.

Khi đọc, gặp dấu chấm phải hạ giọng và nghỉ hơi (nghỉ hơi một quãng bằng khoảng thời gian đọc một chữ).

- Chữ cái đầu câu phải viết hoa. Dấu chấm thường đặt ở cuối câu kể, đồng thời có khả năng đánh dấu sự kết thúc của một đoạn văn.

Cho 3 ví dụ về dấu chấm:

Ví dụ 1: Dòng sông lào xào vỗ sóng. Gió chạy loạt soạt trong cỏ, trăng đã lên.

Ví dụ 2: Chị tôi đan nón lá cọ để bán.

Ví dụ 3: Bạn Lan hôm nay đến lớp muộn.

*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Dấu chấm là gì? Công dụng của dấu chấm? Cách sử dụng dấu chấm? Ví dụ dấu chấm?

Dấu chấm là gì? Công dụng của dấu chấm? (Hình từ Internet)

Chương trình lớp mấy học về công dụng của dấu chấm?

Căn cứ theo quy định tại Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung kiến thức tiếng việt lớp 1 như sau:

2. Vốn từ theo chủ điểm
3.1. Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất
3.2. Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than: đánh dấu kết thúc câu; dấu phẩy: tách các bộ phận đồng chức trong câu
4.1. Hội thoại: lắng nghe, nói theo lượt lời
4.2. Đoạn văn
- Đoạn văn kể lại một sự việc
- Đoạn văn miêu tả ngắn, đơn giản theo gợi ý
- Đoạn văn nói về tình cảm của mình với những người thân yêu
- Đoạn văn giới thiệu loài vật, đồ vật; văn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động, bưu thiếp, danh sách, mục lục sách, thời khoá biểu, thời gian biểu
5. Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)

Theo đó, công dụng của dấu ngoặc kép được hoc ở chương trình Tiếng việt lớp 2.

Cách thức đánh giá môn Ngữ văn trong chương trình trung học phổ thông ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định cụ thể như sau:

- Đánh giá trong môn Ngữ văn thực hiện bằng hai cách: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

+ Đánh giá thường xuyên: được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do giáo viên môn học tổ chức; hình thức đánh giá gồm: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá. Để đánh giá thường xuyên, giáo viên có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về học sinh, việc học sinh trả lời câu hỏi hoặc thuyết trình làm bài kiểm tra, viết phân tích và phản hồi văn học, viết thu hoạch, làm dự án sưu tầm tư liệu, làm bài tập nghiên cứu,...

+ Đánh giá định kì: được thực hiện ở thời điểm gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối học kì, cuối cấp học) do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện để phục vụ công tác quản lí hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình, tài liệu học tập. Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết. Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu); có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm khách quan) và hình thức tự luận (câu hỏi mở) để đánh giá đọc hiểu và yêu cầu viết bài văn về một chủ đề nào đó theo từng kiểu văn bản đã học trong chương trình. Có thể sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp (để đánh giá nói và nghe) nếu thấy cần thiết và có điều kiện. Trong việc đánh giá kết quả học tập cuối năm học, cuối cấp học, cần đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó,...); sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm yêu cầu đánh giá được năng lực của học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn; tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học.

* Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải bảo đảm nguyên tắc học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, tư duy hình tượng và tư duy logic, những suy nghĩ và tình cảm của chính học sinh, không vay mượn, sao chép; khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo. Học sinh cần được hướng dẫn tìm hiểu để có thể nắm vững mục tiêu, phương pháp và hệ thống các tiêu chí dùng để đánh giá các phẩm chất, năng lực này.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dấu chấm là gì? Công dụng của dấu chấm? Cách sử dụng dấu chấm? Ví dụ dấu chấm? Chương trình lớp mấy học về công dụng của dấu chấm?
Pháp luật
05 đoạn văn giới thiệu bản thân dành cho học sinh tiểu học? Lập dàn ý? Một số thuật ngữ của môn Ngữ văn?
Pháp luật
Trắc nghiệm môn Lịch sử 12 chủ đề từ sau tháng 4 1975 đến nay? Định hướng phương pháp phát triển năng lực môn Lịch sử?
Pháp luật
Trắc nghiệm môn Giáo dục công dân 12 ôn thi THPT quốc gia bài 2 (Phần 2)? Mục tiêu cấp trung học phổ thông môn GDCD?
Pháp luật
Thao tác lập luận giải thích là gì? Ví dụ về thao tác lập luận giải thích? Có được buộc học sinh trung học cơ sở đi học thêm không?
Pháp luật
Dấu hai chấm là gì? Công dụng dấu hai chấm? Cách sử dụng dấu hai chấm? Lớp mấy học về công dụng của dấu hai chấm?
Pháp luật
3 mẫu viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về hòa bình? Yêu cầu cần đạt của quy trình viết đoạn văn của học sinh lớp 5 là gì?
Pháp luật
Trạng từ là gì? Các loại trạng từ trong Tiếng Việt? Vị trí của trạng từ trong câu? Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm yêu cầu gì?
Pháp luật
Cụm động từ trong tiếng Việt là gì? Ví dụ về cụm đồng từ trong tiếng Việt là gì? Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở cấp trung học cơ sở?
Pháp luật
Top 03 Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường hay nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
15 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào