Cream chế biến là gì? Những nguyên liệu nào được sử dụng để tạo ra Cream chế biến theo tiêu chuẩn?
Cream chế biến là gì?
Cream chế biến được giải thích tại tiểu mục 2.4 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10559:2015 (CODEX STAN 288-1976, REVISED 2008 WITH AMENDMENT 2010) về Cream và cream chế biến như sau:
Cream chế biến (prepared creams) là các sản phẩm sữa thu được từ cream, cream hoàn nguyên và/hoặc cream phối trộn bằng cách xử lý và chế biến thích hợp để có được các đặc tính quy định dưới đây:
(1) Cream lỏng bao gói sẵn (prepackaged liquid cream): sản phẩm sữa dạng lỏng thu được bằng cách chế biến và đóng gói cream, cream hoàn nguyên và/hoặc cream phối trộn để tiêu dùng trực tiếp.
(2) Cream đánh tơi (whipping cream): cream lỏng, cream hoàn nguyên và/hoặc cream phối trộn đánh tơi. Cream được chế biến sao cho người sử dụng có thể dễ dàng đánh tơi.
(3) Cream đóng gói dưới áp lực (cream packed under pressure): cream lỏng, cream hoàn nguyên và/hoặc cream phối trộn được đóng gói cùng với khí đẩy trong bao bì chịu áp lực và trở lại thành cream đánh tơi khi được lấy ra khỏi vật chứa.
(4) Cream đã đánh tơi (whipped cream): cream lỏng, cream hoàn nguyên và/hoặc cream phối trộn, đã được kết hợp không khí hoặc khí trơ mà không làm xáo trộn thêm nhũ tương của chất béo trong sữa tách béo.
(5) Cream lên men (fermented cream): sản phẩm sữa thu được bằng cách lên men cream, cream hoàn nguyên hoặc cream phối trộn, nhờ hoạt động của các vi sinh vật thích hợp, làm giảm pH có đông tụ hoặc không có đông tụ. Khi hàm lượng vi sinh vật đặc trưng được công bố trực tiếp hoặc gián tiếp trên nhãn thì phải ghi rõ số lượng vi sinh vật sống, vi sinh vật hoạt động và vi sinh vật có nhiều trong sản phẩm đến ngày có hạn dùng tối thiểu. Nếu sản phẩm được xử lý nhiệt sau khi lên men thì không phải công bố số lượng vi sinh vật sống.
(6) Cream đã axit hóa (acidified cream): sản phẩm sữa thu được sau khi axit hóa cream, cream hoàn nguyên và/hoặc cream phối trộn bằng cách bổ sung các axit và/hoặc các chất điều chỉnh độ axit để giảm pH có đông tụ hoặc không có đông tụ.
Cream chế biến là gì? Những nguyên liệu nào được sử dụng để tạo ra Cream chế biến theo tiêu chuẩn? (hình từ internet)
Nguyên liệu nào được sử dụng để tạo ra Cream chế biến?
Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10559:2015 (CODEX STAN 288-1976, REVISED 2008 WITH AMENDMENT 2010) về Cream và cream chế biến quy định về nguyên liệu tạo ra Cream chế biến như sau:
3. Thành phần cơ bản và chỉ tiêu chất lượng
3.1. Nguyên liệu
Đối với tất cả các loại cream và cream chế biến: sữa, có thể được xử lý bằng phương pháp cơ học và phương pháp vật lý trước khi chế biến cream.
Đối với các loại cream chế biến bằng cách hoàn nguyên hoặc phối trộn: bơ1), các sản phẩm chất béo sữa1), sữa bột1), cream bột1) và nước uống được.
Đối với cream chế biến nêu trong 2.4.2 đến 2.4.6: sản phẩm còn lại sau khi tách chất béo sữa bằng cách đảo trộn sữa và cream để sản xuất bơ và các sản phẩm chất béo sữa (thường gọi là buttermilk) và được cô đặc và/hoặc sấy khô.
...
Như vậy, nguyên liệu nào được sử dụng để tạo ra Cream chế biến được quy định như sau:
(1) Đối với tất cả các loại cream và cream chế biến: sữa, có thể được xử lý bằng phương pháp cơ học và phương pháp vật lý trước khi chế biến cream.
(2) Đối với các loại cream chế biến bằng cách hoàn nguyên hoặc phối trộn: bơ1), các sản phẩm chất béo sữa1), sữa bột1), cream bột1) và nước uống được.
Đối với cream chế biến nêu trong 2.4.2 đến 2.4.6 mục 2.4 Mục 2 Tiêu chuẩn này: sản phẩm còn lại sau khi tách chất béo sữa bằng cách đảo trộn sữa và cream để sản xuất bơ và các sản phẩm chất béo sữa (thường gọi là buttermilk) và được cô đặc và/hoặc sấy khô.
Không sử dụng thuật ngữ Cream chế biến làm tên sản phẩm liên quan đến cream không?
Tên sản phẩm Cream được quy định tại tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10559:2015 (CODEX STAN 288-1976, REVISED 2008 WITH AMENDMENT 2010) về Cream và cream chế biến như sau:
7.1. Tên sản phẩm
7.1.1. Tên sản phẩm theo quy định trong Điều 2 và phù hợp với 7.1.3. tuy nhiên, “cream lỏng bao gói sẵn” có thể được gọi ngắn gọn là “cream” và “cream đóng gói dưới áp lực” có thể được gọi bằng tên gọi khác theo đúng bản chất của sản phẩm hoặc gọi là “cream đã đánh tơi”. Không sử dụng thuật ngữ “cream chế biến” làm tên sản phẩm.
Các sản phẩm được quy định trong tiêu chuẩn này có thể được gọi bằng tên khác phù hợp với quy định hiện hành.
Ngoài ra, trên nhãn sản phẩm, ví dụ tên gọi của sản phẩm cream lên men và việc công bố hàm lượng, có thể dùng các thuật ngữ “Acidophilus”, “Kefir” và “Kumys” khi thích hợp, miễn là sản phẩm được lên men bằng các chủng đặc trưng trong 2.1 của TCVN 7030:2009 (CODEX STAN 243-2003) và sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí thành phần vi sinh vật có thể áp dụng cho sữa lên men như quy định trong 3.3 của tiêu chuẩn này.
...
Theo đó, tên sản phẩm theo quy định trong Điều 2 và phù hợp với 7.1.3. tuy nhiên, “cream lỏng bao gói sẵn” có thể được gọi ngắn gọn là “cream” và “cream đóng gói dưới áp lực” có thể được gọi bằng tên gọi khác theo đúng bản chất của sản phẩm hoặc gọi là “cream đã đánh tơi”. Không sử dụng thuật ngữ “cream chế biến” làm tên sản phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo công tác kiểm tra giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng? Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng?
- Thẩm tra lý lịch người vào Đảng là thẩm tra lý lịch của những ai? Phương pháp thẩm tra lý lịch là gì?
- Dự kiến sáp nhập các bộ ngành nào? Thông tin sáp nhập các bộ ngành theo Nghị quyết 18-NQ/TW 2017 thế nào?
- Hợp đồng xây dựng có hiệu lực có phải là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp không?
- Ngày 2 tháng 12 là ngày gì? Ngày 2 tháng 12 năm 2024 dương lịch là ngày mấy âm lịch? Ngày 2 12 2024 là thứ mấy?