Công khai tài sản công như thế nào? Hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định pháp luật ra sao?
Hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định pháp luật
Tại Điều 10 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công
- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt, chiếm giữ và sử dụng trái phép tài sản công.
- Đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng tài sản công không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.
- Giao tài sản công cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân không có nhu cầu sử dụng.
- Sử dụng xe ô tô và tài sản công khác do tổ chức, cá nhân tặng cho không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.
- Sử dụng hoặc không sử dụng tài sản công được giao gây lãng phí; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không phù hợp với mục đích sử dụng của tài sản, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao; sử dụng tài sản công để kinh doanh trái pháp luật.
- Xử lý tài sản công trái quy định của pháp luật.
- Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công.
- Chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản công.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật.
- Hành vi bị nghiêm cấm khác trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật có liên quan.
Tài sản công
Công khai tài sản công như thế nào?
Tại Điều 8 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 về công khai tài sản công:
- Việc công khai tài sản công phải được thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định của pháp luật; trường hợp không thực hiện công khai hoặc công khai không đầy đủ, kịp thời, chính xác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Nội dung công khai bao gồm:
+ Văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, định mức, thủ tục hành chính về tài sản công;
+ Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công;
+ Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công.
- Hình thức công khai bao gồm:
+ Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công;
+ Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công;
+ Hình thức công khai khác theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm công khai được quy định như sau:
+ Bộ Tài chính có trách nhiệm công khai đối với tài sản công của cả nước;
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm công khai đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý;
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm công khai đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý, sử dụng;
d) Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm công khai kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài sản công và các hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Giám sát của cộng đồng đối với tài sản công theo quy định pháp luật
Theo Điều 9 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định giám sát của cộng đồng đối với tài sản công như sau:
- Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát bởi cộng đồng, trừ tài sản thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận và cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức việc giám sát của cộng đồng đối với tài sản công.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp hoặc thông qua các thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, đề nghị giám sát của Nhân dân; chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát đối với tài sản công theo kế hoạch và quy định của pháp luật.
- Nội dung giám sát bao gồm:
+ Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
+ Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công;
+ Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công;
+ Việc thực hiện công khai tài sản công.
- Hình thức giám sát bao gồm:
+ Nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý, sử dụng tài sản công liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân để có ý kiến với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Tổ chức đoàn giám sát;
+ Tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
+ Giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được thành lập ở cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?