Mẫu biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản công mới nhất năm 2025? Trình tự điều chuyển tài sản công được thực hiện như thế nào?
Mới nhất biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản công năm 2025?
Căn cứ theo quy định tại Mẫu số 01/TSC-BBGN ban hành kèm theo Nghị định 151/2017/NĐ-CP, mẫu biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản công như sau:
Xem chi tiết và tải mẫu biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản công: Tại đây.
Mẫu biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản công mới nhất năm 2025? Trình tự điều chuyển tài sản công được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản công bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 151/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 114/2024/NĐ-CP quy định:
Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản gồm:
(1) Văn bản đề nghị điều chuyển tài sản của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính.
(2) Văn bản đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu tiếp nhận tài sản (trong đó thuyết minh cụ thể sự phù hợp của đề nghị tiếp nhận tài sản với quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công; mục đích sử dụng tài sản sau khi tiếp nhận): 01 bản chính.
(3) Văn bản đề nghị điều chuyển, tiếp nhận tài sản của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) (trong đó có ý kiến cụ thể về sự phù hợp của đề nghị tiếp nhận tài sản với quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công; mục đích sử dụng tài sản sau khi tiếp nhận): 01 bản chính.
(4) Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển (chủng loại, số lượng, tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; mục đích sử dụng hiện tại và mục đích sử dụng dự kiến sau khi điều chuyển trong trường hợp việc điều chuyển gắn với việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản; lý do điều chuyển): 01 bản chính.
(5) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị điều chuyển tài sản (nếu có): 01 bản sao.
Trong trường hợp điều chuyển tài sản do có sự thay đổi về cơ quan quản lý, cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý thì hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản gồm hồ sơ tại các điểm a, d, đ khoản này và văn bản đề nghị điều chuyển tài sản của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản. Sau khi hoàn thành bàn giao, tiếp nhận, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm bố trí sử dụng tài sản theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; đối với tài sản dôi dư hoặc thuộc trường hợp phải xử lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định này, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm lập hồ sơ, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý theo quy định.
Trình tự điều chuyển tài sản công được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 151/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 114/2024/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 50/2025/NĐ-CP, trình tự điều chuyển tài sản công như sau:
Bước 1: Khi có tài sản cần điều chuyển, cơ quan nhà nước có tài sản lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền điều chuyển tài sản theo quy định tại Điều 20 Nghị định này xem xét, quyết định.
(Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản bao gồm các giấy tờ, tài liệu được nêu ở mục trên)
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định này quyết định điều chuyển tài sản công hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị điều chuyển không phù hợp.
Trường hợp việc điều chuyển tài sản công thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp việc điều chuyển tài sản công thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định này, trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp việc điều chuyển tài sản công thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công cấp tỉnh, cấp huyện quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật có trách nhiệm tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện để báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định điều chuyển tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản điều chuyển và cơ quan, tổ chức, đơn vị được nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm:
- Tổ chức bàn giao, tiếp nhận tài sản; việc tổ chức bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành biên bản theo Mẫu số 01/TSC-BBGN ban hành kèm theo Nghị định này;
- Thực hiện hạch toán giảm, tăng tài sản theo chế độ kế toán hiện hành;
- Thực hiện đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 126, Điều 127 Nghị định này.
Bước 4: Trường hợp điều chuyển tài sản công sang doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì trong hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản phải có văn bản đề nghị tiếp nhận tài sản của doanh nghiệp và cơ quan đại diện chủ sở hữu; sau khi tiếp nhận tài sản theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp có trách nhiệm thuê doanh nghiệp thẩm định giá để xác định lại giá trị tài sản phù hợp với giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc có tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ tương đương tại thời điểm xác định làm cơ sở báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Trường hợp điều chuyển trụ sở làm việc sang doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì không xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị tài sản để thực hiện ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; doanh nghiệp được tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính về đất đai và nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Không điều chuyển trụ sở làm việc sang doanh nghiệp để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở, kinh doanh bất động sản hoặc sử dụng trụ sở làm việc đã tiếp nhận điều chuyển để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở, kinh doanh bất động sản.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp điều chuyển trụ sở làm việc để hoàn thành việc thực hiện Quyết định điều chuyển của cơ quan, người có thẩm quyền.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ban của Hội đồng nhân dân bao gồm những ai? Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân do ai bầu ra theo quy định?
- Xe Hồng Kỳ là xe gì? Xe Hongqi xe Hồng Kỳ là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
- Lễ diễu binh là gì? Duyệt binh và diễu binh là gì? Duyệt binh khác diễu binh như thế nào? Lễ diễu binh 30 4?
- 05 Mẫu đơn xin đi học Mầm non mới nhất? Tải về file word? Yêu cầu về nội dung, phương pháp và chương trình giáo dục mầm non?
- Ngân hàng Nhà nước là gì? Ngân hàng Nhà nước là cơ quan gì? Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng trung ương thế nào?