Công chức Viện kiểm sát nhân dân được bổ nhiệm lần đầu phải đáp ứng tiêu chuẩn gì về tuổi bổ nhiệm?
Việc bổ nhiệm công chức Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Nguyên tắc
1. Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân. Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hoặc lãnh đạo, cấp ủy cơ quan, đơn vị trực tiếp lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ theo quy định.
2. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên Ban cán sự đảng, nhất là của người đứng đầu; việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức phải đảm bảo công khai minh bạch, khách quan, công bằng, đúng quy định của Đảng, Nhà nước và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và điều kiện, tiêu chuẩn của công chức; bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ công chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Như vậy, việc bổ nhiệm công chức Viện kiểm sát nhân dân phải đảm bảo 03 nguyên tắc kể trên.
Công chức Viện kiểm sát nhân dân được bổ nhiệm lần đầu phải đáp ứng tiêu chuẩn gì về tuổi bổ nhiệm? (hình từ internet)
Công chức Viện kiểm sát nhân dân được bổ nhiệm lần đầu phải đáp ứng tiêu chuẩn gì về tuổi bổ nhiệm?
Theo khoản 2 Điều 2 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 có giải thích bổ nhiệm lần đầu là việc công chức được người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh lần đầu tiên.
Đồng thời tại Điều 5 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm
...
3. Về tuổi bổ nhiệm chức vụ:
a) Công chức được bổ nhiệm lần đầu phải còn đủ thời gian công tác ít nhất là 05 năm tính từ ngày quyết định bổ nhiệm; trường hợp đã giữ chức vụ nhưng do nhu cầu công tác mà được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn thì không tính tuổi như bổ nhiệm lần đầu; trường hợp đã từ chức, miễn nhiệm hoặc bị cách chức, giáng chức nếu được xem xét để bổ nhiệm thì việc tính tuổi để bổ nhiệm thực hiện như bổ nhiệm lần đầu.
b) Tuổi bổ nhiệm chức vụ thuộc Viện kiểm sát quân sự các cấp được thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và quy định của Bộ Quốc phòng.
...
Theo đó, công chức Viện kiểm sát nhân dân được bổ nhiệm lần đầu phải còn đủ thời gian công tác ít nhất là 05 năm tính từ ngày quyết định bổ nhiệ.
Trường hợp đã giữ chức vụ nhưng do nhu cầu công tác mà được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn thì không tính tuổi như bổ nhiệm lần đầu.
Trường hợp đã từ chức, miễn nhiệm hoặc bị cách chức, giáng chức nếu được xem xét để bổ nhiệm thì việc tính tuổi để bổ nhiệm thực hiện như bổ nhiệm lần đầu.
Tuổi bổ nhiệm chức vụ thuộc Viện kiểm sát quân sự các cấp được thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và quy định của Bộ Quốc phòng.
Hồ sơ bổ nhiệm công chức Viện kiểm sát nhân dân lần đầu gồm những giấy tờ gì?
Theo Điều 15 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định hồ sơ bổ nhiệm công chức Viện kiểm sát nhân dân lần đầu gồm những giấy tờ sau:
- Tờ trình đề nghị bổ nhiệm bổ nhiệm lại;
- Nghị quyết của Ban cán sự đảng hoặc văn bản của lãnh đạo và cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân (nơi không có Ban cán sự đảng) về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại;
- Văn bản hiệp y của cấp ủy địa phương theo quy định;
- Sơ yếu lý lịch theo mẫu quản lý cán bộ, công chức của Bộ Nội vụ, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quản lý, có dán ảnh 4x6 chụp trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ;
- Kết luận của cơ quan có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị;
- Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị có liên quan đến việc bổ nhiệm lần đầu, trường hợp bổ nhiệm lại chỉ bổ sung văn bằng chứng chỉ mới (nếu có);
- Bản tự nhận xét, đánh giá trong 03 năm công tác gần nhất và chương trình hành động công tác thời gian tiếp theo đối với người được bổ nhiệm lần đầu; bản tự nhận xét, đánh giá trong nhiệm kỳ đối với bổ nhiệm lại;
- Nhận xét, đánh giá của lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, đơn vị;
- Biên bản hội nghị giới thiệu nhân sự, tín nhiệm của các hội nghị (đối với bổ nhiệm chức vụ);
- Nhận xét, đánh giá của cấp ủy hoặc chính quyền nơi cư trú (có giá trị trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày bổ nhiệm); trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp (có giá trị trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày bổ nhiệm);
- Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?