Có tính đóng bảo hiểm xã hội đối với khoản chi tiền lương thêm cho người lao động vì tiếp nhận thêm công việc cố định trong 4 tháng không?
- Có tính đóng bảo hiểm xã hội đối với khoản chi tiền lương thêm cho người lao động vì tiếp nhận thêm công việc cố định trong 4 tháng không?
- Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được xác định như thế nào?
- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng những chế độ nào?
Có tính đóng bảo hiểm xã hội đối với khoản chi tiền lương thêm cho người lao động vì tiếp nhận thêm công việc cố định trong 4 tháng không?
Có tính đóng bảo hiểm xã hội đối với khoản chi tiền lương thêm cho người lao động vì tiếp nhận thêm công việc cố định trong 4 tháng không, thì căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định:
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
...
2. Tiền lương do đơn vị quyết định
...
2.2. Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
2.3. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
...
Và căn cứ tiết c1, điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
...
5. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
...
c) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
c1) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
...
Từ các quy định trên, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm tiền lương cơ bản, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Dựa theo nội dung vừa đề cập, xác định vấn đề của chị như sau:
- Trường hợp khoản hỗ trợ thêm này công ty và người lao động quy định cụ thể trong hợp đồng lao động, xác định mức hưởng và thời hạn chi trả cố định công ty phải thực hiện tính đóng bảo hiểm xã hội bao gồm cả khoản tiền hỗ trợ này.
- Trường hợp khoản hỗ trợ thêm công ty có quy định trong hợp đồng lao động, có quy định mức cụ thể nhưng ghi thành mục riêng, không ghi chung với các mục tiền lương, phụ cấp lương và hỗ trợ khác thì công ty không tính đóng bảo hiểm xã hội khi chi trả khoản hỗ trợ này.
- Trường hợp khoản hỗ trợ này công ty thực hiện chi trả, không ghi nhận trong hợp đồng lao động thì không tính đóng bảo hiểm xã hội đối với khoản hỗ trợ này.
Thực tế, còn tùy vào mong muốn của công ty và các bên xác định đóng hoặc không tính đóng bảo hiểm xã hội với khoản hỗ trợ này thì sẽ có các cách thức xử lý phù hợp.
Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được xác định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 6 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng những chế độ nào?
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng những chế độ được quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Ốm đau;
- Thai sản;
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Hưu trí;
- Tử tuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?