Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công có chức năng gì? Khi vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công cần đáp ứng các điều kiện gì?
Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công có chức năng gì?
Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Về nội dung này tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 67/2018/TT-BTC quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công (gọi tắt là Cơ sở dữ liệu quốc gia) là tập hợp các dữ liệu về tài sản công được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử. Cơ sở dữ liệu quốc gia được xây dựng thống nhất trong phạm vi cả nước; có chức năng tổng hợp số lượng, giá trị, cơ cấu phân bổ toàn bộ tài sản công của quốc gia.
2. Cơ sở dữ liệu về tài sản chuyên ngành là cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng được kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
3. Chứng thư số được sử dụng để khai thác Cơ sở dữ liệu, duyệt báo cáo điện tử là chứng thư số do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp từ hệ thống chứng thực điện tử chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị theo quy định của Nhà nước để đảm bảo tính bảo mật của Cơ sở dữ liệu quốc gia.
...
Theo đó chức năng của cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công là tổng hợp số lượng, giá trị, cơ cấu phân bổ toàn bộ tài sản công của quốc gia.
Khi vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công cần đáp ứng các điều kiện gì?
Tại Điều 4 Thông tư 67/2018/TT-BTC quy định khi vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công cần đáp ứng 03 điều kiện sau:
- Điều kiện về máy tính và khả năng kết nối Internet: Máy tính phải được cập nhật các bản vá lỗi hệ điều hành về an ninh; được cài đặt chương trình phần mềm diệt virus, được cập nhật thường xuyên các bản nhận dạng mẫu virus mới, sử dụng font chữ Unicode TCVN 6909:2001 gõ dấu tiếng Việt và phải được kết nối Internet hoặc kết nối hệ thống mạng Bộ Tài chính.
- Điều kiện của cán bộ quản trị là người được Bộ Tài chính cấp tài khoản và phân quyền truy cập theo đề nghị bằng văn bản của cơ quan tài chính các Bộ, cơ quan trung ương; Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Điều kiện của cán bộ sử dụng là người được Bộ Tài chính cấp tài khoản truy cập theo đề nghị bằng văn bản của cơ quan tài chính các Bộ, cơ quan trung ương; Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Lưu ý: Trường hợp có sự thay đổi về cán bộ quản trị, cán bộ sử dụng Cơ sở dữ liệu thì cơ quan tài chính các Bộ, cơ quan trung ương; Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thông báo kịp thời bằng văn bản cho Bộ Tài chính biết, có phương án xử lý phù hợp.
Đối với cán bộ quản trị được cấp chứng thư số, ngoài các điều kiện 1, 2 và 3 máy vi tính của cán bộ quản trị phải được cài đặt Phần mềm quản lý thiết bị lưu khóa bí mật (eToken) do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp kèm theo thiết bị. Cán bộ quản trị được cấp eToken có tên đăng nhập và mật khẩu eToken để bảo mật.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công chứa đựng thông tin về các loại tài sản gì?
Căn cứ theo Điều 127 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 thì tại cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công chứa đựng thông tin về 06 loại tài sản sau:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được xây dựng thống nhất trong phạm vi cả nước; có chức năng tổng hợp số lượng, giá trị, cơ cấu phân bổ toàn bộ tài sản công của quốc gia.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng;
c) Cơ sở dữ liệu về tài sản công tại doanh nghiệp;
d) Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
đ) Cơ sở dữ liệu về đất đai;
e) Cơ sở dữ liệu về tài nguyên.
3. Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng được kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn việc trao đổi thông tin về tài sản công do các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng để kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
b) Quy định nội dung, cấu trúc, kiểu thông tin cơ sở dữ liệu về tài sản công để kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
c) Trực tiếp xây dựng cơ sở dữ liệu quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này.
5. Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Cập nhật dữ liệu các loại tài sản công quy định tại khoản 2 Điều này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
b) Trực tiếp xây dựng cơ sở dữ liệu quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều này, bảo đảm kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?