Cơ sở dữ liệu quốc gia được hiểu như thế nào? Cơ sở dữ liệu quốc gia do ai quản lý? Có những yếu tố cơ bản nào?
Cơ sở dữ liệu quốc gia được hiểu như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 47/2024/NĐ-CP có quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia như sau:
Giải thích từ ngữ
…
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia là cơ sở dữ liệu của một hoặc một số lĩnh vực kinh tế - xã hội được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy nhập và sử dụng thông tin của các ngành kinh tế và phục vụ lợi ích công cộng.
...
Như vậy cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định trên có thể hiểu là cơ sở dữ liệu của một hoặc một số lĩnh vực kinh tế - xã hội được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy nhập và sử dụng thông tin của các ngành kinh tế và phục vụ lợi ích công cộng.
Cơ sở dữ liệu quốc gia được hiểu như thế nào? (Hình từ nternet)
Cơ sở dữ liệu quốc gia hiện nay do ai quản lý?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 3 Điều 13 Nghị định 47/2024/NĐ-CP có quy định:
Quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia
1. Chính phủ thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia. Chính phủ giao bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ làm chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
…
3. Quản lý, quản trị dữ liệu của cơ sở dữ liệu quốc gia
Các hoạt động quản lý, quản trị dữ liệu của cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm:
a) Quản trị dữ liệu theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP;
b) Quản lý kiến trúc dữ liệu, bao gồm thiết kế và duy trì cơ sở hạ tầng dữ liệu để hỗ trợ tích hợp dữ liệu, chất lượng dữ liệu và khả năng truy cập dữ liệu;
c) Quản lý, thiết kế và mô hình dữ liệu, bao gồm xác định cấu trúc dữ liệu và các mối quan hệ để hỗ trợ các quy trình và mục tiêu xây dựng, khai thác dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia;
d) Lưu trữ và vận hành dữ liệu, bao gồm bảo đảm dữ liệu được lưu trữ hiệu quả, an toàn và hỗ trợ tính khả dụng và hiệu suất khai thác dữ liệu;
đ) An toàn dữ liệu, bao gồm bảo vệ dữ liệu khỏi bị truy cập, tiết lộ hoặc sử dụng trái phép, bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo đảm tuân thủ các quy định khác về an toàn dữ liệu;
e) Quản lý việc tích hợp và tương tác dữ liệu, bao gồm kết nối, đồng bộ dữ liệu từ các nguồn khác nhau và bảo đảm khả năng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia có thế được kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin khác của các bộ, ngành, địa phương;
g) Quản lý dữ liệu chủ bao gồm lựa chọn công nghệ, công cụ và quy trình nhằm bảo đảm dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia được thu thập, cập nhật, khai thác và sử dụng chính xác, nhất quán và đầy đủ;
h) Quản lý chất lượng dữ liệu, bao gồm bảo đảm dữ liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời và phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ.
Như vậy theo căn cứ trên thì sự quản lý và cách thức hoạt động của cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định như sau:
- Đối với cơ quan quản lý dữ liệu quốc gia thì về Chính phủ. Chính phủ giao bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ làm chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Các hoạt động quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm:
+ Quản trị dữ liệu theo quy định tại Điều 14 Nghị định 47/2020/NĐ-CP;
+ Quản lý kiến trúc dữ liệu, bao gồm thiết kế và duy trì cơ sở hạ tầng dữ liệu để hỗ trợ tích hợp dữ liệu, chất lượng dữ liệu và khả năng truy cập dữ liệu;
+ Quản lý, thiết kế và mô hình dữ liệu, bao gồm xác định cấu trúc dữ liệu và các mối quan hệ để hỗ trợ các quy trình và mục tiêu xây dựng, khai thác dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Lưu trữ và vận hành dữ liệu, bao gồm bảo đảm dữ liệu được lưu trữ hiệu quả, an toàn và hỗ trợ tính khả dụng và hiệu suất khai thác dữ liệu;
+ An toàn dữ liệu, bao gồm bảo vệ dữ liệu khỏi bị truy cập, tiết lộ hoặc sử dụng trái phép, bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo đảm tuân thủ các quy định khác về an toàn dữ liệu;
+ Quản lý việc tích hợp và tương tác dữ liệu, bao gồm kết nối, đồng bộ dữ liệu từ các nguồn khác nhau và bảo đảm khả năng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia có thế được kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin khác của các bộ, ngành, địa phương;
+ Quản lý dữ liệu chủ bao gồm lựa chọn công nghệ, công cụ và quy trình nhằm bảo đảm dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia được thu thập, cập nhật, khai thác và sử dụng chính xác, nhất quán và đầy đủ;
+ Quản lý chất lượng dữ liệu, bao gồm bảo đảm dữ liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời và phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ.
Cơ sở dữ liệu quốc gia có những yếu tố cơ bản nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 47/2024/NĐ-CP có quy định về các yếu tố cơ bản của dữ liệu quốc gia nhưu sau:
Yếu tố cơ bản của cơ sở dữ liệu quốc gia
1. Các bên liên quan bao gồm:
a) Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia;
b) Đơn vị cung cấp, duy trì dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia;
c) Đơn vị vận hành hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia;
d) Các bên liên quan đến việc kết nối, chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia.
2. Các hoạt động liên quan bao gồm:
a) Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia;
b) Thu thập dữ liệu ban đầu;
c) Duy trì, cập nhật dữ liệu;
d) Duy trì, vận hành hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia;
đ) Kết nối, khai thác và sử dụng dữ liệu;
e) Quản trị dữ liệu.
3. Các thành phần liên quan bao gồm:
a) Dữ liệu;
b) Cơ sở dữ liệu;
c) Hệ quản trị cơ sở dữ liệu;
d) Kiến trúc tổng thể, gồm kiến trúc dữ liệu, kiến trúc hệ thống và các tài liệu kiến trúc khác;
đ) Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu.
4. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn chi tiết về yếu tố cơ bản của cơ sở dữ liệu quốc gia.
Như vậy các yếu tố cơ bản của cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm:
- Đối với các bên liên quan bao gồm:
+ Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Đơn vị cung cấp, duy trì dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Đơn vị vận hành hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Các bên liên quan đến việc kết nối, chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia.
- Đối với các hoạt động liên quan bao gồm:
+ Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Thu thập dữ liệu ban đầu;
+ Duy trì, cập nhật dữ liệu;
+ Duy trì, vận hành hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia;
+ Kết nối, khai thác và sử dụng dữ liệu;
+ Quản trị dữ liệu.
- Đối với các thành phần liên quan bao gồm:
+ Dữ liệu;
+ Cơ sở dữ liệu;
+ Hệ quản trị cơ sở dữ liệu;
+ Kiến trúc tổng thể, gồm kiến trúc dữ liệu, kiến trúc hệ thống và các tài liệu kiến trúc khác;
+ Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu.
- Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn chi tiết về yếu tố cơ bản của cơ sở dữ liệu quốc gia.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 24 4 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 24 4 2025?
- Điều kiện để thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT 2025? Hạn chót đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025 là khi nào?
- Lịch bắn pháo hoa tỉnh Tây Ninh mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và giải phóng tỉnh Tây Ninh?
- Sáp nhập tỉnh thành 2025 mới nhất: Cán bộ, công chức lãnh đạo tỉnh được bố trí sau sắp xếp như thế nào?
- Con số may mắn hôm nay 24 4 2025? 1 con số may mắn hôm nay 24 4 2025? Các con số may mắn tài lộc hôm nay theo 12 con giáp?