Cơ quan nào thực hiện việc mua lại và hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước?
- Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện việc mua lại và hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước?
- Chi phí mua lại và hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ do ai chi trả?
- Đối tượng duy nhất được tham gia vào các phiên mua lại hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo phương thức đấu thầu là ai?
Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện việc mua lại và hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước?
Trách nhiệm thực hiện việc mua lại và hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước thuộc về cơ quan quy định tại Điều 41 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:
Kho bạc Nhà nước
1. Tổ chức phát hành, thanh toán lãi, gốc công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước theo quy định tại Nghị định này.
2. Thực hiện hạch toán kế toán đối với nghiệp vụ phát hành, thanh toán lãi, gốc công cụ nợ của Chính phủ, nghiệp vụ hỗ trợ nhà tạo lập thị trường tại thị trường trong nước theo quy định tại Nghị định này.
3. Triển khai thực hiện việc mua lại và hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước theo quy định tại Nghị định này.
Theo quy định trên, Kho bạc Nhà nước là cơ quan có trách nhiệm triển khai thực hiện việc mua lại và hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước theo quy định.
Cơ quan nào thực hiện việc mua lại và hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước? (Hình từ Internet)
Chi phí mua lại và hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ do ai chi trả?
Việc chi trả chi phí mua lại và hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ được quy định tại Điều 10 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:
Chi phí phát hành, đăng ký, lưu ký, thanh toán, mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ
1. Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, đăng ký, lưu ký thanh toán, mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ và các chi phí liên quan khác do ngân sách trung ương chi trả.
2. Chi phí chi trả cho các tổ chức thực hiện đấu thầu, bảo lãnh, phát hành riêng lẻ đăng ký, lưu ký, thanh toán, mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Các chi phí liên quan đến đợt phát hành và giao dịch trái phiếu quốc tế do ngân sách trung ương chi trả theo thỏa thuận, hợp đồng đã ký với các đối tác tham gia vào đợt phát hành và thông báo của các đại lý cung cấp dịch vụ.
Theo đó, các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ và các chi phí liên quan khác do ngân sách trung ương chi trả.
Và chi phí chi trả cho các tổ chức thực hiện mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Đối tượng duy nhất được tham gia vào các phiên mua lại hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo phương thức đấu thầu là ai?
Quy định đối tượng duy nhất được tham gia vào các phiên mua lại hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo phương thức đấu thầu tại Điều 27 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:
Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà tạo lập thị trường
1. Nhà tạo lập thị trường có các quyền lợi sau:
a) Là đối tượng duy nhất được tham gia vào các phiên phát hành, mua lại hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo phương thức đấu thầu;
b) Được ưu tiên lựa chọn làm tổ chức bảo lãnh chính đối với các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ và công trái xây dựng Tổ quốc theo phương thức bảo lãnh;
c) Được tham gia trao đổi định kỳ về công tác phát hành và định hướng chính sách phát triển thị trường trái phiếu trong từng thời kỳ với Bộ Tài chính;
d) Được Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này;
đ) Được ưu tiên tham gia các phiên thỏa thuận mua lại hoặc thỏa thuận hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo thông báo của Bộ Tài chính.
2. Nhà tạo lập thị trường có các nghĩa vụ sau:
a) Tham gia dự thầu tại các phiên đấu thầu phát hành công cụ nợ của Chính phủ theo thông báo của Bộ Tài chính trong từng thời kỳ;
b) Hàng năm tham gia mua (mua cho mình hoặc cho khách hàng) công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường sơ cấp và tham gia giao dịch trên thị trường thứ cấp với khối lượng tối thiểu theo thông báo của Bộ Tài chính trong từng thời kỳ;
c) Thực hiện nghĩa vụ cam kết chắc chắn chào giá mua, chào giá bán hàng ngày đối với các công cụ nợ chuẩn theo thông báo của Bộ Tài chính trong từng thời kỳ.
d) Thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền mua công cụ nợ của Chính phủ;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo năm và báo cáo định kỳ 6 tháng theo Mẫu số 03 và Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, đối tượng duy nhất được tham gia vào các phiên mua lại hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo phương thức đấu thầu là nhà tạo lập thị trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?