Việc ký gửi công cụ nợ tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán được thực hiện trong trường hợp nào? Công cụ nợ bao gồm những gì?
Công cụ nợ bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 110/2018/TT-BTC quy định về công cụ nợ như sau:
Giải thích thuật ngữ
Ngoài các thuật ngữ đã được giải thích tại Nghị định số 95/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm 2018 quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán (sau đây gọi tắt là Nghị định số 95/2018/NĐ-CP) và Nghị định số 94/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm 2018 về nghiệp vụ quản lý nợ công (sau đây gọi tắt là Nghị định số 94/2018/NĐ-CP), trong Thông tư này, các thuật ngữ được hiểu như sau:
1. “Công cụ nợ” bao gồm:
a) Công cụ nợ của Chính phủ;
b) Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành;
c) Trái phiếu chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành.
2. “Chủ thể tổ chức phát hành” bao gồm:
a) Kho bạc Nhà nước đối với phát hành công cụ nợ của Chính phủ;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;
c) Ngân hàng chính sách đối với phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
3. “Chủ sở hữu công cụ nợ” là tổ chức, cá nhân nắm giữ công cụ nợ.
...
Theo quy định trên thì công cụ nợ sẽ bao gồm công cụ nợ của Chính phủ; trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành; trái phiếu chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành.
Việc ký gửi công cụ nợ tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 3.3 Điều 12 Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 114/QĐ-VSD năm 2021 quy định về ký gửi công cụ nợ như sau:
Ký gửi chứng khoán
...
3. Quy trình thủ tục ký gửi chứng khoán tại VSD:
...
3.3. Trường hợp ký gửi công cụ nợ:
a. Nhà đầu tư khi tham gia phát hành riêng lẻ, đấu thầu hoặc bảo lãnh phát hành các công cụ nợ phải đăng ký tài khoản lưu ký thực hiện ký gửi công cụ nợ với đơn vị tổ chức đấu thầu hoặc tổ chức phát hành công cụ nợ. Tổ chức phát hành công cụ nợ có trách nhiệm ghi nhận các tài khoản lưu ký của nhà đầu tư trong hồ sơ đăng ký nộp tại VSD. Đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp bảo hiểm có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (sau đây gọi là doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài) phải xác nhận với đơn vị tổ chức đấu thầu hoặc tổ chức phát hành công cụ nợ nguồn vốn sử dụng để đầu tư thuộc nguồn vốn chủ sở hữu hoặc nguồn phí bảo hiểm;
b. Sau khi công cụ nợ được chấp thuận đăng ký/đăng ký bổ sung tại VSD, căn cứ vào thông tin tài khoản lưu ký trong hồ sơ đăng ký công cụ nợ và văn bản của TCPH xác nhận nhà đầu tư đã thanh toán đủ tiền mua công cụ nợ, VSD tự động thực hiện hạch toán công cụ nợ vào tài khoản của TVLK/ TCMTKTT liên quan và gửi Xác nhận gửi chứng khoán lưu ký (Mẫu 12/LK, Mẫu 13/LK của Quy chế này) cho TVLK/ TCMTKTT.
...
Theo đó, việc ký gửi công cụ nợ được thực hiện khi nhà đầu tư tham gia phát hành riêng lẻ, đấu thầu hoặc bảo lãnh phát hành các công cụ nợ.
Tổ chức phát hành công cụ nợ có trách nhiệm ghi nhận các tài khoản lưu ký của nhà đầu tư trong hồ sơ đăng ký nộp tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán.
Đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp bảo hiểm có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (sau đây gọi là doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài) phải xác nhận với đơn vị tổ chức đấu thầu hoặc tổ chức phát hành công cụ nợ nguồn vốn sử dụng để đầu tư thuộc nguồn vốn chủ sở hữu hoặc nguồn phí bảo hiểm.
Việc ký gửi công cụ nợ tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán được thực hiện trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Sau khi ký gửi công cụ nợ tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán thực hiện hạch toán công cụ nợ ký gửi vào thời điểm nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 12 Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 114/QĐ-VSD năm 2021 quy định về thời điểm việc ký gửi công cụ nợ có hiệu lực như sau:
Ký gửi chứng khoán
...
4. Thời gian VSD xử lý hồ sơ ký gửi chứng khoán quy định tại điểm a khoản 3.1 Điều này là 01 ngày làm việc và 02 ngày làm việc đối với điểm b khoản 3.1 Điều này kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của TVLK. Đối với các trường hợp ký gửi chứng khoán quy định tại khoản 3.2, 3.3 Điều này, VSD hạch toán chứng khoán ký gửi vào tài khoản của TVLK/ TCMTKTT liên quan vào ngày bắt đầu có hiệu lực nhận lưu ký chứng khoán theo thông báo của VSD gửi các TVLK/ TCMTKTT về việc nhận lưu ký chứng khoán.
...
Như vậy, Trung tâm lưu ký chứng khoán thực hiện hạch toán công cụ nợ ký gửi vào tài khoản của thành viên lưu ký/ tổ chức mở tài khoản trực tiếp liên quan vào ngày bắt đầu có hiệu lực nhận lưu ký công cụ nợ theo thông báo của Trung tâm lưu ký chứng khoán gửi các thành viên lưu ký/ tổ chức mở tài khoản trực tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?