Cơ quan nào nhận báo cáo công tác an toàn kho quỹ của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh? Thời hạn báo cáo là bao lâu?
- Định kỳ kiểm tra toàn diện công tác đảm bảo an toàn kho quỹ trong ngân hàng được thực hiện vào thời gian nào?
- Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ là trách nhiệm của ai?
- Cơ quan nào nhận báo cáo công tác an toàn kho quỹ của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước chi nhánh? Thời hạn báo cáo là bao lâu?
Định kỳ kiểm tra toàn diện công tác đảm bảo an toàn kho quỹ trong ngân hàng được thực hiện vào thời gian nào?
Tại Điều 59 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định như sau:
Định kỳ kiểm tra, kiểm kê
1. Kiểm tra toàn diện công tác đảm bảo an toàn kho quỹ và tổng kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá mỗi năm 2 lần, thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 01 và ngày 01 tháng 7.
2. Kiểm kê Quỹ dự trữ phát hành và các tài sản khác bảo quản trong kho tiền mỗi tháng 1 lần, thời điểm 0 giờ ngày 01 hàng tháng.
3. Kiểm kê tiền mặt thuộc Quỹ tiền mặt của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Quỹ nghiệp vụ phát hành của Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, giấy tờ có giá, tài sản quý vào cuối giờ làm việc hàng ngày.
4. Kiểm tra, kiểm kê đột xuất trong các trường hợp:
a) Khi thay đổi các thành viên giữ chìa khóa cửa kho tiền;
b) Khi thay đổi ổ khóa hoặc bị mất chìa khóa cửa kho tiền;
c) Khi nghi có kẻ gian xâm nhập kho tiền, quầy thu chi tiền mặt hoặc tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá vận chuyển trên đường; phát hiện có nhầm lẫn về tài sản trong khi xuất nhập kho tiền và thu chi tiền mặt;
d) Khi có lệnh hoặc văn bản kiểm tra kho tiền của cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 39 Thông tư này;
đ) Kiểm tra việc kiểm đếm, tuyển chọn tiền mặt.
5. Giám đốc có quyền tổ chức kiểm kê, tổng kiểm kê đột xuất tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá bất kỳ lúc nào.
Theo đó việc kiểm tra toàn diện công tác đảm bảo an toàn kho quỹ thực hiện định kỳ mỗi năm 02 lần, thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 01 và ngày 01 tháng 7.
Cơ quan nào nhận báo cáo công tác an toàn kho quỹ của chi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh? Thời hạn báo cáo là bao lâu? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ là trách nhiệm của ai?
Về việc hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ sẽ do Trưởng kho tiền Trung ương; Trưởng phòng Ngân quỹ Sở Giao dịch; Trưởng phòng Tiền tệ - Kho quỹ hoặc Trưởng phòng Tiền tệ - Kho quỹ và Hành chính Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có trách nhiệm thực hiện,.
Cụ thể được quy định tại Điều 21 Thông tư 01/2014/TT-NHNN (Được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 12/2017/TT-NHNN) như sau:
Trách nhiệm của Trưởng kho tiền Trung ương; Trưởng phòng Ngân quỹ Sở Giao dịch; Trưởng phòng Tiền tệ - Kho quỹ hoặc Trưởng phòng Tiền tệ - Kho quỹ và Hành chính Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
1. Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ; tổ chức việc thu, chi (xuất, nhập), bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo quy định.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc mở và ghi chép sổ sách của thủ quỹ thủ kho tiền.
3. Tham gia kiểm tra, kiểm kê, bàn giao tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.
Cơ quan nào nhận báo cáo công tác an toàn kho quỹ của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước chi nhánh? Thời hạn báo cáo là bao lâu?
Căn cứ Điều 69 Thông tư 01/2014/TT-NHNN (Được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 14/2019/TT-NHNN) thì cơ quan và thời gian nhận báo cáo công tác an toàn kho quỹ của ngân hàng nhà nước chi nhánh, cụ thể như sau:
Báo cáo công tác an toàn kho quỹ
Hằng năm, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo công tác an toàn kho quỹ theo các nội dung sau:
1. Nội dung báo cáo: Báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện, những tồn tại và hạn chế trong công tác an toàn kho quỹ.
2. Cơ quan nhận báo cáo và thời hạn báo cáo:
- Báo cáo của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp trên (nếu có) trước ngày 01 tháng 01 năm liền kề sau năm báo cáo.
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tổng hợp báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) trước ngày 15 tháng 01 năm liền kề sau năm báo cáo.
3. Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được lập thành văn bản giấy, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
4. Thời gian chốt số liệu: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
5. Mẫu đề cương báo cáo: Theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tổng hợp báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) trước ngày 15 tháng 01 năm liền kề sau năm báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?