Có phải thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác định kỳ với người người đang điều trị bệnh hiểm nghèo hay không?
- Có phải thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác định kỳ với người đang điều trị bệnh hiểm nghèo hay không?
- Danh mục vị trí công tác phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác định kỳ của ngành quốc phòng và công an theo Nghị định 59?
- Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định hiện nay là gì?
Có phải thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác định kỳ với người đang điều trị bệnh hiểm nghèo hay không?
Có phải thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác định kỳ với người đang điều trị bệnh hiểm nghèo hay không? (Hình từ Internet)
Tại Điều 38 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
1. Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
2. Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
3. Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
4. Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
Theo đó, trong trường hợp người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận thì sẽ chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác định kỳ.
Ngoài trường hợp trên còn có các trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác gồm:
- Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
- Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
- Người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
Danh mục vị trí công tác phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác định kỳ của ngành quốc phòng và công an theo Nghị định 59?
Tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về Danh mục vị trí công tác phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác định kỳ của ngành quốc phòng và công an là các công việc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc, cụ thể gồm:
- Quốc phòng
+ Trợ lý chính sách Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
+ Trưởng ban thuộc Ban chỉ huy quân sự cấp huyện và tương đương.
+ Giám đốc trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Trạm trưởng, Phó trạm trưởng thuộc đồn Biên phòng.
+ Trợ lý quân lực, Trợ lý cán bộ cấp Trung đoàn trở lên.
+ Trợ lý quản lý học viên, tuyển sinh, chính sách, bảo hiểm của các nhà trường.
- Công an
+ Cấp hộ chiếu, quản lý xuất nhập cảnh, nhập cư, cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam.
+ Kiểm soát cửa khẩu.
+ Đăng ký và cấp biển số các loại phương tiện giao thông; tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toài giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt.
+ Đăng ký, quản lý hộ khẩu.
+ Đăng ký, quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
+ Điều tra viên, trinh sát (các lĩnh vực: kinh tế, chống tham nhũng, buôn lậu, hình sự, ma túy, môi trường).
+ Thẩm định, phê duyệt thiết kế phòng cháy, kiểm tra an toàn phòng cháy.
+ Tuyển công dân phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân, tuyển sinh, tuyển dụng cán bộ, công chức.
+ Xử lý vi phạm về trật tự an toàn xã hội.
+ Giám thị, quản giáo tại các trại giam, trại tạm giam.
+ Thủ kho, thủ quỹ, quản lý vốn, quản lý vật tư, tài sản, phương tiện, quản lý dự án, thẩm định dự án, quản lý công trình, kế hoạch đầu tư, mua sắm cấp phát, quản lý vũ khí, khí tài, quản lý trang cấp.
Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định hiện nay là gì?
Tại Điều 37 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
1. Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
2. Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Theo đó phương thức thực hiện chuyển đổi vị trí công tác như sau:
- Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
- Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đường đô thị bao gồm những đường nào? Số hiệu của đường đô thị là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quy định việc quản lý đường đô thị?
- Hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân gồm tài liệu gì?
- 5+ mẫu viết đoạn văn tả thầy giáo mà em yêu quý lớp 5 ngắn gọn, điểm cao? Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học?
- Viết đoạn văn tưởng tượng em là cánh diều bay lượn trên bầu trời lớp 4? Yêu cầu cần đạt về viết đoạn văn của học sinh lớp 4?
- Bài văn tả cô giáo hay? Tả cô giáo mà em yêu quý nhất? Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm những trường nào?