Lễ hội Hoa sim biên giới năm 2025 ngày nào? Lễ hội Hoa sim biên giới 2025 tổ chức ở đâu? Lễ hội Hoa sim biên giới Móng Cái?
Lễ hội Hoa sim biên giới năm 2025 ngày nào? Lễ hội Hoa sim biên giới 2025 tổ chức ở đâu? Lễ hội Hoa sim biên giới Móng Cái?
Lễ hội "Hoa Sim biên giới năm 2025 gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc xã Hải Sơn” chào mừng kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ được tổ chức vào ngày 17 và 18/5/2025 tại xã Hải Sơn, TP Móng Cái với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn thu hút du khách và Nhân dân tham gia trải nghiệm.
Với chủ đề lễ hội: “Sắc tím biên cương, kết nối di sản” thể hiện niềm tự hào về dải đất biên cương hùng vĩ và thiêng liêng nơi vùng đất địa đầu của Tổ Quốc. Lễ hội sẽ được tổ chức tại một số điểm du lịch trên địa bàn xã Hải Sơn (Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã Hải Sơn, Khu di tích lịch sử quốc gia Pò Hèn; Cột mốc 1347(2); xóm Họ Đặng, thôn Pò Hèn; xóm 26 Hộ, thôn Thán Phún Xã, đồi sim Mã Thàu Sơn, thôn Lục Chắn...)
Các hoạt động tham khảo:
- Lễ dâng hương Khu di tích lịch sử Quốc gia Pò Hèn;
- Lễ khai mạc và giới thiệu sản phẩm, sản vật, ẩm thực đặc sắc các địa phương thuộc Thành phố;
- Tổ chức giao lưu sản vật cụm các địa phương miền núi (Hải Sơn, Bắc Sơn, Quảng Nghĩa, Hà Lâu (Tiên Yên), Húc Động, Đồng Văn (Bình Liêu) hoạt động tại các gian hàng;
- Tổ chức thể thao và các trò chơi dân gian trong đó có giải bóng đá nam, nữ; giải đánh quay nam, nữ; giải chạy “Tìm về địa chỉ đỏ khu di tích lịch sử quốc gia Pò Hèn”;
- Các trò chơi dân gian: Bịt mắt vồ bưởi, đẩy gậy, ném còn, cầu khỉ, bịt mắt bắt vịt, đập niêu, leo thân chuối, đi cà kheo, đẩy xe rùa, lày cỏ (sái mả), thi trang điểm cô dâu dân tộc Dao và Sán Chỉ; giã bánh dày… giao lưu dân vũ;
- Du khách tham gia trải nghiệm đan lát, thêu thùa, gói bánh, giã bánh dày…
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Lễ hội Hoa sim biên giới năm 2025 ngày nào? Lễ hội Hoa sim biên giới 2025 tổ chức ở đâu? Lễ hội Hoa sim biên giới Móng Cái? (Hình từ Internet)
Người tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định người tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm như sau:
Người tham gia lễ hội có các quyền sau:
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định trên còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết nào?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Lưu ý:
Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Vụ Khoa học kỹ thuật và công nghệ trực thuộc cơ quan nào? Nhiệm vụ của công chức Vụ Khoa học kỹ thuật và công nghệ do ai quyết định?
- Nguyên tắc hoạt động của Bộ phận một cửa Cơ quan Bộ Xây dựng? Địa điểm làm việc của Bộ phận Một cửa Cơ quan Bộ Xây dựng ở đâu?
- Cục Công nghiệp công nghệ thông tin trực thuộc cơ quan nào? Cục Công nghiệp công nghệ thông tin có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Bộ Xây dựng: 11 Nhiệm vụ quản lý nhà nước về nhà ở sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước? Bộ Xây dựng quản lý nhà nước về các lĩnh vực gì?
- Cục Người có công hiện nay trực thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 14 nhiệm vụ và quyền hạn sau khi sáp nhập Bộ?