Cơ cấu của Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT gồm những ai? Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh?
Cơ cấu của Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT gồm những ai?
Tại Điều 8 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, gồm:
a) Trưởng ban là lãnh đạo UBND tỉnh;
b) Các Phó Trưởng ban là lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo sở GDĐT;
c) Các ủy viên là lãnh đạo các phòng của sở GDĐT, lãnh đạo các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan và lãnh đạo UBND cấp quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);
d) Các thư ký là công chức, viên chức của sở GDĐT và một số sở, ban, ngành liên quan của tỉnh;
đ) Các trường hợp đặc biệt khác do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
Theo đó, cơ cấu của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT bao gồm:
- Trưởng ban là lãnh đạo UBND tỉnh;
- Các Phó Trưởng ban là lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo sở GDĐT;
- Các ủy viên là lãnh đạo các phòng của sở GDĐT, lãnh đạo các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan và lãnh đạo UBND cấp quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);
- Các thư ký là công chức, viên chức của sở GDĐT và một số sở, ban, ngành liên quan của tỉnh;
- Một số trường hợp đặc biệt khác do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
Cơ cấu của Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT? (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Tại khoản 2 Điều 8 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh:
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện các hoạt động chuẩn bị, tổ chức thực hiện kỳ thi theo đúng quy định của Quy chế này;
- Chỉ đạo, kiểm tra các ban, ngành, đoàn thể liên quan và các cơ sở giáo dục trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng thi; xem xét, giải quyết các kiến nghị của Chủ tịch Hội đồng thi; chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với lực lượng công an triển khai các giải pháp, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác phòng ngừa việc thí sinh gian lận trong kỳ thi nếu thấy cần thiết;
- Báo cáo Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia và Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình tổ chức thi, việc thực hiện Quy chế thi ở địa phương và đề xuất xử lý các tình huống xảy ra trong tổ chức kỳ thi;
- Thực hiện những quyết định, chỉ đạo có liên quan của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia.
Việc lập danh sách thí sinh dự thi và xếp phòng thi quy định thế nào?
Theo Điều 22 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về lập danh sách thí sinh dự thi và xếp phòng thi như sau:
(1) Lập danh sách thí sinh dự thi:
- Ở mỗi Hội đồng thi (có một mã riêng và được thống nhất trong toàn quốc) việc lập danh sách thí sinh dự thi được thực hiện theo từng Điểm thi như sau: Lập danh sách tất cả thí sinh ĐKDT tại Điểm thi theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh để gắn số báo danh;
- Mỗi thí sinh có một số báo danh duy nhất; số báo danh của thí sinh gồm mã của Hội đồng thi có 02 (hai) chữ số và 06 (sáu) chữ số tiếp theo được đánh tăng dần, liên tục từ 000001 đến hết số thí sinh của Hội đồng thi, bảo đảm không có thí sinh trùng số báo danh.
(2 Xếp phòng thi:
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, thí sinh đã hoàn thành chương trình GDPT/ GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước, thí sinh tốt nghiệp trung cấp tham dự kỳ thi và thí sinh GDTX được bố trí dự thi chung với thí sinh là học sinh trường THPT học lớp 12 trong năm tổ chức thi (gọi tắt là thí sinh lớp 12 trường THPT) tại một số Điểm thi do Giám đốc sở GDĐT quyết định; bảo đảm có ít nhất 50% thí sinh lớp 12 trường THPT trong tổng số thí sinh của Điểm thi (trong trường hợp đặc biệt, cần phải có ý kiến của Bộ GDĐT); việc lập danh sách để xếp phòng thi được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
- Phòng thi của thí sinh được xếp theo bài thi tự chọn, mỗi phòng thi có tối đa 24 thí sinh và phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa hai thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2 mét theo hàng ngang; việc lập danh sách để xếp phòng thi được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
- Số phòng thi của mỗi Hội đồng thi được đánh theo thứ tự tăng dần;
- Mỗi phòng thi có Danh sách ảnh của thí sinh trong phòng thi, được xếp theo thứ tự tương ứng với danh sách thí sinh trong phòng thi;
- Trước cửa phòng thi, phải niêm yết Danh sách thí sinh trong phòng thi của từng buổi thi và trách nhiệm thí sinh quy định tại Điều 21 Quy chế này.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xét tặng Kỷ niệm chương đối với cá nhân cộng tác với lực lượng Công an nhân dân mới nhất 2025 ra sao?
- Có phải đổi lại giấy tờ khi sáp nhập đơn vị hành chính không? Lệ phí cấp đổi như thế nào?
- Thưởng đột xuất lên tới 8 lần lương cơ sở đối với sĩ quan, quân nhân hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
- Đã có Công văn 1875 triển khai phần mềm quản lý dạy thêm học thêm tại TPHCM? Nguyên tắc dạy thêm học thêm ra sao?
- 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân là ngày nào? Ý nghĩa của việc xác định ngày truyền thống CAND Việt Nam là gì?