Người tham gia tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông phải đáp ứng những điều kiện nào mới nhất?
Người tham gia tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông phải đáp ứng những điều kiện nào mới nhất?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn, điều kiện đối với những người tham gia tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT như sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm cao;
- Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
- Không đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị kết án mà chưa hết thời hạn xoá kỷ luật hoặc xoá án tích.
Lưu ý: Những người có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; người giám hộ; người được giám hộ (gọi chung là người thân) dự thi trong năm tổ chức kỳ thi không được tham gia công tác ra đề thi cho kỳ thi và không được tham gia tổ chức thi tại địa phương nơi có người thân dự thi.
Như vậy, người tham gia tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông phải đáp ứng những điều kiện được nêu trên.
Người tham gia tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông phải đáp ứng những điều kiện nào mới nhất? (Hình từ Internet)
Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cấp quốc gia được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cấp quốc gia được quy định như sau:
- Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia, gồm:
+) Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ GDĐT;
+) Phó Trưởng ban là lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng;
+) Các ủy viên là lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ GDĐT và các bộ, ban, ngành khác;
+) Các trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia:
+) Giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT: Chỉ đạo và tổ chức triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi trên toàn quốc; công tác ra đề thi, giao nhận và in sao đề thi, quyết định các tình huống đặc biệt liên quan tới công tác đề thi; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh) và các Hội đồng thi; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi; báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT và các cấp có thẩm quyền về tình hình tổ chức kỳ thi;
+) Thành lập Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia; Tổ trưởng Tổ Thư ký do một ủy viên Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia kiêm nhiệm; các thư ký là công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ GDĐT và các bộ, ban, ngành khác;
+) Quyết định hình thức xử lý phù hợp (trong trường hợp đặc biệt, trình Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định): Đình chỉ tạm thời hoạt động thi hoặc tổ chức thi lại tại một số Hội đồng thi hoặc trong cả nước; đình chỉ hoạt động, đề nghị xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo Hội đồng thi vi phạm Quy chế thi;
+) Đề xuất Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Hội đồng chấm thẩm định và các đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia;
+) Đề nghị Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định khen thưởng, kỷ luật (nếu có) đối với các thành viên của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia và Tổ Thư ký.
- Trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia:
+) Trưởng ban quyết định tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia theo quy định của Quy chế này;
+) Các Phó Trưởng ban, ủy viên và thư ký chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng ban.
Như vậy, ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cấp quốc gia được quy định như nêu trên.
Hội đồng ra đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT do ai quyết định?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về hội đồng ra đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT như sau:
Hội đồng ra đề thi
1. Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT (gọi tắt là Hội đồng ra đề thi) và ban hành các quy định cụ thể đối với công tác ra đề thi, gồm: Yêu cầu bảo mật đối với công tác ra đề thi; nguyên tắc làm việc; nhiệm vụ và quyền hạn; quy trình ra đề thi.
...
Như vậy, bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Ngoài ra, thành phần Hội đồng ra đề thi bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cục QLCL;
- Các Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Cục trưởng Cục QLCL, lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học/sở GDĐT;
- Ủy viên, thư ký, người làm nhiệm vụ về tin học - kỹ thuật là công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; trong đó, ủy viên thường trực là công chức thuộc Cục QLCL;
- Người soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là công chức, viên chức ngành Giáo dục hoặc các viện nghiên cứu; giảng viên cơ hữu, giáo viên cơ hữu đang công tác tại các cơ sở giáo dục. Mỗi bài thi/môn thi có một Tổ ra đề thi gồm Tổ trưởng và người soạn thảo đề thi, phản biện đề thi;
- Lực lượng công an do Bộ Công an điều động, lực lượng cơ yếu do Ban Cơ yếu Chính phủ điều động;
- Bảo vệ, y tế, nhân viên phục vụ do Bộ GDĐT điều động;
- Các trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau sáp nhập tỉnh: giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc như thế nào theo Hướng dẫn 01?
- Thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc về cơ quan nào?
- Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính năm 2025? Tải về mẫu quyết định?
- Xem trực tiếp đua xe đạp Chặng 19 Cúp Truyền hình TP Hồ Chí Minh 2025 trên kênh nào? Link xem đua xe đạp Chặng 19 Cúp Truyền hình TP Hồ Chí Minh 2025?
- Trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải năm 2025? Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải ra sao?