Thêm tổ hợp xét tuyển mới từ năm 2025 thi tốt nghiệp THPT? Các tổ hợp xét tuyển mới từ năm 2025 gồm những môn gì?
Thêm tổ hợp xét tuyển mới từ năm 2025 kỳ thi tốt nghiệp THPT? Các tổ hợp xét tuyển mới từ năm 2025 gồm những môn gì?
Ngày 24/12/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, áp dụng từ năm 2025 trở đi.
Theo đó, thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ thi các môn bao gồm:
- Môn Ngữ văn,
- Môn Toán
- Bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo đó, thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ thi 2 môn bắt buộc và 2 môn thi tự chọn dẫn đến xuất nhiện nhiều tổ hợp xét tuyển mới từ năm 2025
Danh sách các tổ hợp xét tuyển mới từ năm 2025
STT | Tổ hợp | Môn chi tiết |
1 | (Toán, Anh, Tin) | Toán, Tiếng Anh, Tin học |
2 | (Toán, Văn, Tin) | Toán, Ngữ văn, Tin học |
3 | (Toán, Lí, Tin) | Toán, Vật lí, Tin học |
4 | (Toán, Lí, Công nghệ) | Toán, Vật lí, Công nghệ |
5 | (Toán, Hóa, Công nghệ) | Toán, Hóa học, Công nghệ |
6 | (Toán, Anh, Công nghệ) | Toán, Tiếng Anh, Công nghệ |
7 | (Toán, Sinh, Tin) | Toán, Sinh học, Tin học |
8 | (Toán, Hóa, Tin) | Toán, Hóa học, Tin học |
9 | (Toán, Anh, Tin) | Toán, Tiếng Anh, Tin học |
10 | (Toán, Tin, Công nghệ) | Toán, Tin học, Công nghệ |
*Trên đây là "Thêm các tổ hợp xét tuyển mới từ năm 2025 kỳ thi tốt nghiệp THPT? Các tổ hợp xét tuyển mới từ năm 2025 gồm những môn gì?"
Thêm tổ hợp xét tuyển mới từ năm 2025 kỳ thi tốt nghiệp THPT? Các tổ hợp xét tuyển mới từ năm 2025 gồm những môn gì? (Hình từ Internet)
Những lưu ý khi đăng ký dự thi, xếp phòng thi tốt nghiệp THPT 2025?
Tại Mục 3 Công văn 1239/BGDĐT-QLCL năm 2025 có nêu rõ về những lưu ý khi đăng ký dự thi, xếp phòng thi tốt nghiệp THPT 2025 đối với các thí sinh thi với Đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành như sau:
(1) Đăng ký dự thi
- Ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải tối thiểu là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng.
- Trong quá trình đăng ký dự thi, đăng ký sơ tuyển, đăng ký xét tuyển sinh ĐH, CĐ các thí sinh phải sử dụng thống nhất một loại giấy tờ tuỳ thân là thẻ Căn cước/CCCD/ĐDCN/Số hộ chiếu.
- Trong thời hạn đăng ký dự thi, thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh ĐH, CĐ phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển sinh ĐH, CĐ theo quy định và hướng dẫn tại Phụ lục VIII.
(2) Xếp phòng thi
Việc xếp phòng thi được thực hiện theo nguyên tắc đối với buổi thi bài thi tự chọn như sau: trong mỗi phòng thi, mỗi môn thi chỉ bóc đề thi 01 lần; khi đã bóc đề thi môn nào thì các thí sinh có đăng ký dự thi môn đó phải đồng thời thi môn đó.
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh Đại học 2025 là gì?
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh Đại học 2025 theo Thông tư 08 được quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
(1) Công bằng đối với thí sinh
- Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
- Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
- Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
- Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
- Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
(2) Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
- Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
- Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
(3) Minh bạch đối với xã hội
- Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
- Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách khối diễu binh tập kết tại Công viên Lê Văn Tám theo hướng 4? Lộ trình diễu binh theo hướng 4 ngày 30 4 thế nào?
- Lịch nghỉ lễ 30 tháng 4 và 1 tháng 5 của giáo viên cả nước ra sao? Ngày lễ 30 tháng 4 người lao động được nghỉ ít nhất mấy ngày?
- 10+ Ảnh đại diện chào mừng đại lễ 30 4 đẹp? Stt chào mừng đại lễ 30 4 đăng kèm ảnh đại diện hay, hài hước?
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì? Thứ tự sắp xếp của bảng tuần hoàn? Được mang bảng tuần hoàn vào phòng thi tốt nghiệp THPT không?
- Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Công Thương gồm những gì? Nghĩa vụ của hai bên được quy định thế nào?